Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Đừng quên nhân viên housekeeping!

Khách ở khách sạn không mấy khi nhớ đến những công việc nặng nhọc của nhân viên housekeeping, những người đã mang đến sự sạch sẽ và thoải mái. Hãy tìm hiểu về họ để hiểu thêm công việc thầm lặng này.

Dung quen nhan vien housekeeping

Chuẩn mực tiện nghi trong phòng khách sạn có lẽ phải nói đến, chăn, gối, đệm, drap. Có một xu hướng, theo thời gian, các tiện nghi này gia tăng đáng kể, theo đúng nghĩa đen là sức nặng. Tấm trải giường ngày càng dày thêm và số lượng gối mỗi giường cũng được tăng lên. Bà Brigida, một nhân viên housekeeping với 19 năm làm việc trong chuỗi khách sạn tại Toronto, cho biết, một ngày trung bình bà thay 128 vỏ gối và chừng đó tấm drap. Và mỗi lần thay như thế, tất nhiên bà phải chịu bụi bẩn và bao loại vi khuẩn mà mắt thường không thấy được.

Khách hàng khi check-in tại khách sạn vào buổi sáng có thể phải mất chút ít thời gian chờ đợi. Nguyên nhân phòng chưa sẵn sàng. Việc chuẩn bị phòng cho khách mới đến tốn gấp 2 lần thời gian làm sạch phòng cho khách đang lưu trú. Làm sạch phòng cho khách mới phải đạt 100 chỉ tiêu. Có nhiều thứ cần kiểm tra và thực hiện hoàn hảo, như đảm bảo các bản hướng dẫn xem TV, thực đơn nhà hàng, kiểm tra vết bản có xuất hiện trên các amenity hay không, drap giường đã phẳng phiu chưa… 

Các khách sạn ngày nay đều có tấm thẻ kêu gọi khách bảo vệ môi trường bằng cách chấp nhận không thay drap mỗi ngày. Nhưng dường như nhân viên housekeeping không thích thú với việc không được thay tấm trải hay chăn mới. Đơn giản, nhiều khách sạn trả tiền thuê nhân viên housekeeping theo giờ. Khách không yêu cầu thay drap, làm sạch phòng thì nhân viên housekeeping càng ít việc làm, qua đó thu nhập suy giảm.

Trung bình, mỗi nhân viên housekeeping làm sạch từ 13-15 phòng/ngày, và cao nhất có thể lên đến 30 phòng, tùy lượng khách. Và tất cả họ đều kỳ vọng xong việc trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Áp lực công việc của nhân viên housekeeping cũng cao hơn nếu phải hoàn thành các phòng vừa mới check-out và đón khách check-in ngay. Do đó, nếu khách có treo bảng "Do Not Disturb" bên ngoài cửa, đôi khi nhân viên vẫn buộc phải làm phiền. Do đó, thay vì càu nhàu vì tiếng gõ cửa vào buổi sáng thì các vị khách hãy nhớ rằng có người chỉ muốn thực hiện công việc của họ. 

Nếu khách là người có thói quen bừa bộn, quăng mọi đồ vật khắp phòng, thì khi trở về phòng sẽ rất ngạc nhiên vì mọi thứ đã được xếp đặt đâu vào đó. Đó là nguyên tắc làm việc của housekeeping. Điều đó có ý nghĩa, nhân viên housekeeping không chịu trách nhiệm phải để mọi thứ đúng theo sắp đặt của khách.

Nhiều vị khách không có ý thức giữ gìn vệ sinh khi cho rằng đã có người dọn dẹp. Điều này vừa đúng vừa sai. Chai lọ quăng trên bàn, vỏ trái cây bỏ trên ghế, hoặc những vết bẩn của bánh pizza dính đâu đó ở thành giường thì nhân viên housekeeping sẽ dọn dẹp. Nhưng nếu khách làm rối tung căn phòng, hay say nôn mửa khắp nơi thì khách hoặc phải tự dọn hoặc phải trả thêm tiền cho nhân viên housekeeping.

Theo thống kê từ 600 khách sạn tại Canada và Mỹ của Unite Here, cho thấy tỷ lệ thương tật của nhân viên housekeeping cao nhất trong các bộ phận của khách sạn, chiếm hơn 50% và thậm chí cao hơn ngành nghề khác. Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn là nâng nệm thay drap, làm vệ sinh. Trật khớp vai, đau lưng, đau cơ, thậm chí gãy tay là những tai nạn mà nhân viên housekeeping thường gặp.

Hầu hết khách đều không để lại tiền tip cho nhân viên housekeeping. Và thậm chí, khi khách để lại tiền mặt trên bàn hay trong tủ quần áo khi trả phòng, nhân viên cũng không thể lấy bỏ túi vì theo quy định, nhân viên phải chuyển số tiền đó cho phòng quản lý đồ đạc thất lạc hay để quên của khách. Nhưng nếu khách để tiền dưới gối thì đó là tiền gởi cho nhân viên housekeeping. Do đó, các vị khách hãy nhớ, nếu gởi tiền tip cho nhân viên housekeeping thì hãy để lại vài dòng chữ cho họ. Thông thường, việc để lại từ 1-2 USD cho nhân viên housekeeping cũng khiến họ vui vì trong một ngày làm việc, họ sẽ có thu nhập thêm vài chục USD.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn atks

Tiền sảnh và hậu sảnh phải là một khối thống nhất trong nhà hàng

Sự giao tiếp thường xuyên và đan xen giữa thực khách, bộ phận tiền sảnh và hậu sảnh là cách thức tốt nhất để việc kinh doanh nhà hàng suôn sẻ.
tien sanh va hau sanh la mot khoi thong nhat trong nha hang

Đó chính là việc truyền thông bên trong nhà hàng, vì thế cần thực hiện các bước sau.

Chào đón
Đây là yếu tố mà nhà hàng nào cũng phải thực hiện, nhưng vẫn cần nhắc lại để thấy các giá trị của nó. Nếu nhà hàng muốn thực khách có những trải nghiệm độc đáo trong suốt bữa ăn thì đừng bao giờ lơ là ngay khi họ xuất hiện trước cổng. Nhiều chủ nhà hàng có thể không tin nhưng đây là sự thật: Khách hàng hình thành những phán xét không tốt về nhà hàng chỉ trong vòng không quá 5 giây nếu như nhân viên không chào đón họ. Do đó, luôn phân công nhân viên tiếp tân túc trực trước cửa nhà hàng để chào đón nồng ấm mọi vị khách. Rất quan trọng khi nhà hàng chuyển giao một dịch vụ căn bản như vậy nhưng đừng thể hiện thái độ như một robot mà có những cử chỉ ân cần. 


Giao tiếp 
Chào đón là bước khởi đầu nhưng trải nghiệm của khách hàng sẽ hình thành xuyên suốt quá trình ăn uống tại nhà hàng. Không có gì tồi tệ hơn cho khách khi đã ngồi vào bàn mà không thấy một nhân viên nào đoái hoài. Tất nhiên có những thời điểm khách vẫn cảm thông do đông đúc. Nhưng phải luôn chăm sóc khách ngay từ khi họ kéo ghế. Tại sao lại như vậy? Vì khách sẽ chọn món, thức uống, mà điều này cần sự tương tác với nhân viên nhà hàng. Và quan trọng nhất là họ muốn biết khi nào các món ăn sẵn sàng trên bàn.
tien sanh va hau sanh la mot khoi thong nhat trong nha hang

Do đó, các nhà điều hành đừng bao giờ “ru ngủ” thực khách với lý do quá đông khách, nên cứ để khách chờ đợi. Trải nghiệm tồi tệ là phương cách khách tìm đến đối thủ cạnh tranh để tận hưởng dịch vụ hoàn hảo.
 

Quản lý khách đặt bàn trước
Cử riêng một nhân viên quản lý thực khách đặt bàn trước ngay cửa nhà hàng có lẽ tạo ra sự lãng phí nhân lực và gây tình trạng căng thẳng. Giải pháp đơn giản là trao danh sách khách đặt bàn cho bộ phận tiếp tân để họ xử lý trong khi vẫn thực thi nhiệm vụ thông thường. Đây cũng là cách ưu đãi những vị khách đặt bàn trước. Đó là hướng dẫn tận tình khách ngay từ cổng vào, gia tăng sự thỏa mãn cho khách. Quản lý danh sách chờ tại nhà hàng còn có nghĩa rằng lúc nhà hàng quá đông khách, bàn đã kín chỗ, nhưng vẫn có khách đặt thêm bàn, trong khi một nhóm khách chuẩn bị ra về, thì lập tức mời những vị khách đợi có bàn trống vào sảnh chờ, phục vụ họ một số món ăn nhẹ để nhân viên có thời gian dọn dẹp. Cách thức giao tiếp này làm cho khách cảm thấy được cư xử ân tình, nên họ sẽ thoải mái trong thời gian chờ đợi. 


Đừng quên nhà bếp 
Nhân viên nhà bếp, nhất là bếp trưởng phải làm việc rất căng thẳng để tạo ra món ăn, để chuyển giao món ăn nhanh cho khách, chưa kể suốt thời gian làm việc họ luôn ở trong môi trường không mấy dễ chịu. Vì thế, thông qua giao tiếp, nhà quản lý sẽ nắm bắt được những vất vả của nhân viên bếp để đảm bảo cho họ có được môi trường làm việc hoàn hảo, từ đó họ nắm được mục tiêu của nhà hàng là phải luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt và giảm thiểu lãng phí.
Là nhà quản lý chuyên nghiệp thì phải tạo điều kiện cho bộ phận tiền sảnh hiểu về công việc của hậu sảnh là nhà bếp, và ngược lại. Mặt khác, cần gia tăng tính đoàn kết của hai bộ phận này bằng việc thường xuyên cho họ tiếp xúc với nhau và truyền đạt về kỹ năng của từng bộ phận cho nhau. Khi thiết lập thực đơn mới, nhà quản lý phải yêu cầu đầu bếp truyền đạt cho bộ phận tiền sảnh hiểu biết kỹ về các món ăn đó và trình bày sao cho thật hấp dẫn để họ giới thiệu với thực khách cũng như góp ý cải tiến món ăn, nếu cần. 

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

News.com.au - 3 Quán Bar Saigon vào top Châu Á

Sài Gòn có ba quán bar sân thượng được liệt kê là tốt nhất châu Á với view ngắm cảnh tuyệt đẹp. 
Trang News.com.au vừa công bố 15 quán bar sân thượng tốt nhất ở khu vực châu Á, thích hợp để du khách vừa nhấm nháp thức uống, vừa tận hưởng khung cảnh thành phố từ trên cao. Trong đó, Sài Gòn có 3 đại diện.

Vinpearl Premium Nha Trang Bay - Khu nghỉ dưỡng cao cấp
Amanoi Resort: 100 triệu VND/ đêm/ phòng
JW Marriott Hanoi (Tháng 5, 2014) - Thiết Kế Đẹp Nhất Châu Á
Độc đáo khách sạn xoay tại Bồ Đào Nha

News.com.au - 3 Quán Bar Saigon vào top Châu Á

Rooftop Garden của khách sạn Rex phục vụ đồ uống từ năm 1959 là nơi lui tới của các phóng viên chiến trường trước đây. Cobalt nằm trên tầng 30 ở Pullman Saigon Centre mang đến cho du khách những món ăn và đồ uống sáng tạo kết hợp truyền thống. Saigon Saigon Bar ở Caravelle là nơi khách cảm nhận được vẻ quyến rũ từ thời Pháp thuộc. 

Dưới đây là danh sách quán bar sân thượng tốt nhất châu Á:
1. 1-Altitude, Singapore
2. Speakeasy, Bangkok, Thái Lan
3. Rooftop Garden, TP HCM, Việt Nam
4. New York Bar, Tokyo, Nhật Bản
5. Skybar, Kuala Lumpur, Malaysia.
6. Lanter, Singapore
7. Le Moon Terrace Bar, Phnom Penh, Campuchia
8. The Roof, Thượng Hải, Trung Quốc
9. Rock Bar, Bali, Indonesia
10. Cobalt, TP HCM, Việt Nam
11. Ozone, Hong Kong, Trung Quốc
12. X25, Bắc Kinh, Trung Quốc
13. Moon Bar, Bangkok, Thái Lan
14. Sir Elly's Terrace, Thượng Hải, Trung Quốc
15. Saigon Saigon Bar, TP HCM, Việt Nam
VIETSOLUTIONS sưu tầm từ Internet

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

KLENCO - Better Products for a Cleaner Enviroment


Established in 1971, KLENCO supplies the widest range of professional & industrial cleaning & maintenance equipment, chemicals and accessories. With decades of extensive experience on various floor care machines and chemical, KLENCO is now producing our own chemical and manufactures a range of high quality single disc scrubbers & polishers, vacuum cleaners and air blowers that are well accepted in the international market.
Our products range:
  • INDUSTRIAL PRODUCTS
    - Ultra high pressure water blasting equipment of up to 40,000 psi operating
      pressure for industrial surface preparation, runway & road cleaning, water
      cutting and hydro demolition for use in industries such as automotive,
      petrochemical & marine
    - Dust material & fume extraction
    - Industrial floor care; ride-on engine driven or battery-powered scrubbers
      & sweepers, road & highway sweepers, tunnel washing vehicles, battery tow
      carts & platform trucks
    - Industrial maintenance chemicals  

  • PROFESSIONAL PRODUCTS
    - Full range of indoor & outdoor floor maintenance machines, high pressure
      cleaners, escalator cleaners, mopping equipment & janitorial carts,
      environmental wares, washroom accessories, specialty cloths, floor pads &
      other consumables, housekeeping & commercial laundry chemicals 

VIETSOLUTIONS is proud to be the first total hotel solutions supplier in Viet Nam and Indochina that brings it all together and being the Exclusive Distributor and Representative of  international standard brands in Vietnam.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Kỹ Năng Quản Lý: Tạo Động Lực cho Nhân Viên (Phần 2)

Bài viết tiếp theo này, VIETSOLUTIONS xin chia sẻ một nội dung liên quan đến Vai Trò Nhà Quản Lý theo phương châm "Lấy đối phương làm trung tâm" cùng câu khẩu hiệu: "NGHE theo cách người ta THÍCH NÓI - NÓI những gì người ta THÍCH NGHE"



Phải lấy đối phương làm trung tâm chứ đừng tự cho mình là trung tâm. Khi thuyết giảng hay truyền đạt một điều gì đó, hãy tập trung để đem lại giá trị thực sự cho người nghe cũng như cấp dưới của mình chứ không phải tự hào thể hiện mình thật đáng gờm với những kiến thức rộng lớn và sâu sắc như vậy. Thế thì các bước cần thiết mà một nhà quản lý nói chung và quản lý nhân sự nói riêng phải làm là gì? 
I. Xác định chỉ tiêu
II. Phân công công việc
III. Cung cấp nguồn lực
IV. Hỗ trợ thực hiện
V. Đánh giá

I. Xác Định Chỉ Tiêu với SMARTER
Hầu hết mọi người đều biết 5 quy tắc thành lập mục tiêu, tuy nhiên, trong bài thuyết giảng ngày 09/08/2015, giáo sư La Kiến Mỹ đã chia sẻ thêm một quý tắc thú vị hơn cả SMART đó chính là SMARTER 

S - Specific: Rõ ràng
M - Measurable: Phải có chuẩn mực, con số và có khả năng định lượng được 
A - Achievable: Phù hợp với năng lực, kiến thức, sở thích của nhân viên. Achievable but Challenging
R - Relevant: Phù hợp với mục tiêu chung của bộ phận và công ty
T - Time-based: Có thời gian rõ ràng, phải xác định deadline
E - Extending of Capabilities: Đảm bảo công việc phân công sẽ giúp nhân viên phát triển rộng mở năng lực của bản thân, đem lại nhiều thử thách và khó khăn hơn cho nhân viên từ đó tạo cảm giác vui sướng - tự hào khi hoàn thành nhiệm vụ
R - Rewarding: Giúp nhân viên cảm thấy xứng đáng và phấn khởi về những thành quả mà mình đạt được; vd: Tặng thưởng cho một chuyến du lịch/ tu nghiệp nước ngoài  

II. Phân Công Công Việc
1. Lựa chọn công việc: Phù hợp, đáp ứng mong đợi của nhân viên (Sở Trường: kỹ năng - kiến thức & Sở Thích)
2. Giải thích rõ: ý nghĩa & tầm quan trọng của công việc được giao; công việc ấy có liên quan, ảnh hưởng ra sao với tập thể
3. Tạo thêm 'sức hút': Ngoài phương án thăng chức, chúng ta còn có thể cân nhắc một số phương án khác như:
   + Tạo ra thay đổi, sự mới mẻ trong công việc
   + Mở rộng công việc/ Giao thêm trách nhiệm/ Luân chuyển công việc - Routine Work 
Để những nhân viên năng động, nhiệt huyết có thêm những trải nghiệm mới, giúp họ thoát khỏi cảm giác nhàm chán với những công việc đơn thuần hiện tại và cũng đem lại cho họ năng lực quản lý tổng thể tại nhiều phòng ban trong khách sạn, mở đường cho CEO khách sạn trong tương lai.

III. Cung cấp nguồn lực
Nguồn lực ở đây là những hỗ trợ để giúp nhân viên đạt được những nhiệm vụ được giao: 

IV. Hỗ trợ thực hiện
1. Hướng dẫn - kèm cặp (Coaching): Theo sát, kèm cặp
2. Tháo gỡ khó khăn: Tìm hiểu căn nguyên từ đâu dẫn đến hiện tượng trì trệ (ví dụ: Thái độ)
3. Phản hồi - xây dựng
   + Nguyên tắc: "Praise in public, comment in person" 
   + Đảm bảo: Truyền cảm hứng cho nhân viên
   + Ghi tâm: Sai phạm của nhân viên là cơ hội đào tạo, cải thiện điểm yếu của nhân viên

V. Đánh giá
Dựa vào THÀNH TÍCH (KPI) và NĂNG LỰC (Theo độ phát triển của nhân viên đó so với bản thân mình trong quá khứ và những gì đã được đào tạo) 

Phân tích KẾT QUẢ và rút ra KINH NGHIỆM.

VI. Câu hỏi thường gặp
1. Vì sao người ta luôn ca ngợi tầm quan trọng của Housekeeping cũng như những người làm công việc vệ sinh buồng phòng nhưng mức lương của họ thường thuộc mức thấp nhất trong hệ thống bậc lương của Khách Sạn? 
(1) Tùy thuộc vào độ khó công việc
(2) Tùy thuộc vào năng lực và sức ảnh hưởng của từng cá thể lên hệ thống chung của công ty
(3) Tùy thuộc vào giá trị bằng cấp cũng như sự đầu tư cho việc học từ trước (thời gian & chi phí đào tạo) 
(4) Tùy thuộc vào tính phổ biến của mật độ nhân sự trên thị trường việc làm

2. Làm gì khi một nhân sự đòi nghỉ việc khi không được tăng lương định kỳ vì đã có một đợt xét duyệt tăng lương đặc biệt hơn những nhân sự khác?
(1) Cân nhắc liệu nhân sự đó nghỉ việc thì có ảnh hưởng gì đến năng suất cũng như chất lượng của phòng mình hay không
(2) Nếu không: 
    + Suy xét cẩn thận về độ quan trọng của phần tử ấy trong tập thể
    + Chuẩn bị lý do chi tiết về việc tạm thời không tăng lương
    + Nêu rõ thời gian cụ thể người đó sẽ được xét duyệt
(3) Nếu có: Làm mọi cách để giữ chân họ (vì họ là một nhân tố không thể thiếu trong tập thể của mình) - Cân nhắc thêm về các cách Tạo thêm 'sức hút' như đã nói ở trên.

Ghi tâm
- Đuổi việc hay buộc phải để một nhân sự nào đó ra đi là một thất bại lớn của phòng Nhân Sự
- Luôn luôn hiểu rằng giá trị tiền lương/ mức lương: chỉ có yếu tố duy trì, không có yếu tố động lực  (tạo động lực/ truyền cảm hứng

VIETSOLUTIONS ghi nhận và soạn thảo dựa theo bài thuyết giảng ngày 09/08/2015 của giáo sư La Kiến Mỹ

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Vai trò nhà quản lí trong khách sạn


Khách sạn đòi hỏi rất nhiều vấn đề quản lí; đó là một trong những đặc điểm mấu chốt của doanh nghiệp khách sạn. Vì hoạt động của khách sạn có nhịp độ nhanh và liên tục (24 giờ/ ngày) lại phải đương đầu với nhiều tình huống khẩn trương căng thẳng và không lường trước được nên cần có nhiều cố gắng mới đảm bảo khách sạn vận hành nhịp nhàng và đều đặn. Do những đặc điểm riêng biệt đó nên việc quản lí trong khách sạn khác hẳn với việc quản lí ở những doanh nghiệp khác.

Ở khách sạn có những người trưởng đầu ngành thường gặp nhiều khó khăn trong công tác hơn các vị Tổng Giám đốc, vì họ phải xoay xở với các vấn đề hằng ngày, kể cả đối phó với các nhân viên dưới quyền trong lúc họ thường còn rất trẻ. Đối với khách sạn, sau vấn đề nhân viên thì quản lí là điều phải quan tâm.
Các dịch vụ trong khách sạn mang tính khẩn trương và thực hiện theo mệnh lệnh, do đó công việc trở nên nặng nề: Khách đặt tiệc phải được phục vụ đúng giờ, khách đến phải được làm thủ tục đăng ký phòng nhanh chóng, bản phân công phải được thay đổi để phù hợp với tình trạng vắng mặt đột xuất.
Khách sạn luôn phải đương đầu với những vấn đề mang tính thời gian. Khi có một việc gì không ổn,hay nhân viên làm hư hỏng điều gì… người quản lí sẽ biết ngay vì các vị khách không hài lòng luôn tìm kiếm họ để phàn nàn và họ phải giải quyết ngay những vấn đề này.

Ngoài ra còn có một sức ép đối với người quản lí: đó là lợi nhuận của khách sạn. Các trưởng bộ phận kinh nghiệm thường có ý kiến: khó mà làm cho nhà quản lí trẻ hiểu làm thế nào để cân bằng “sự cần thiết về lợi nhuận với sự cần thiết của sự duy trì các tiêu chuẩn phục vụ – Jobs understanding”.
 
Thật vậy, học cách nào để làm được những điều trên là một trong những bí mật để thành công trong doanh nghiệp khách sạn. Nếu không đặt nặng vấn đề tiền bạc (chi phí ít hay nhiều) hầu như ai cũng có thể cung cấp sự phục vụ tuyệt hảo. Khó khăn là cung cấp sự phục vụ tốt mà không vượt quá chi phí dự trù trong ngân sách. Đó thật sự là một vấn đề hóc búa!
Tất cả những vấn đề phức tạp trên làm cho một số người quản lý không thể chịu nổi sức ép nên đã xin nghỉ việc, hoặc có khi họ làm không đạt yêu cầu nên bị sa thải. Ngoài ra, những quản lý giỏi có đòi hỏi cao, muốn thăng tiến nhanh, nên bị thiếu hụt một số cấp quản lý. Tìm được một dàn quản lý cùng cộng tác với nhau trong nhiều năm là điều rất khó! Vì lý do này mà nhiều khách sạn không duy trì được sự ổn định trong lực lượng quản lý.
Các khách sạn tốt, nắm rõ được bản chất của vấn đề này nên định hướng khắc phục. Các vị Giám đốc giỏi và các trưởng bộ phận nhận ra rằng họ phải huấn luyện và phát triển nhân viên quản lý thuộc quyền để khỏi bị công việc dồn nén vì thiếu người. Chỉ có trong quá trình cầm tay chỉ việc (huấn luyện thực tế trong công việc) mới thực hiện được hoạt động quản lý theo đường biểu diễn phát triển cân đối giữa lợi nhuận và phục vụ.
Việc huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm cho người thuộc quyền vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều thử thách! Nó chỉ được thực hiện tốt bằng sự giúp đỡ tận tình của một cấp trên đầy kinh nghiệm và thông cảm.
Người quản lý khách sạn giỏi phải tìm được thời gian trong hoạt động hàng ngày để huấn luyện, giảng dạy và phát triển những tài năng trẻ. Việc đó sẽ dẫn đến những hiệu quả cao về mặt tổ chức.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Góc thư giãn - Xếp Khăn Tắm Trang Trí Phòng

Trong bài viết Cách làm chim thiên nga bằng khăn tắmchúng ta đã được biết qua cách thức tạo hình một chú thiên nga thanh thoát, trong bài viết này, VIETSOLUTIONS xin chia sẻ thêm với quý độc giả một chú chim thiên nga "mạnh mẽ" có thể cầm lên và di chuyển dễ dàng mà không sợ bị mất hình dạng đã gấp. Ngoài ra còn có thêm 3 con vật thú vị khác kèm những lời bình luận hài hước của các anh chị trong câu lạc bộ Buồng Phòng, hi vọng sẽ đem đến cho quý độc giả những trải nghiệm thú vị cùng các tràng cười thoải mái trong giờ giải lao.  
Lưu ý chung: Khăn tắm nên xã hồ để các nếp gấp được chắc chắn và con vật tạo hình được thon thả, rắn rỏi hơn; không quá mập mạp và xù lông tơ.
Các bài viết khác liên quan đến Phục Vụ Buồng Phòng - Housekeeping:
Phục vụ phòng (Housekeeping) cũng là nghề tiến thân
Vai trò của người quản lý Housekeeping
5 điều thú vị về nghề làm phòng trong khách sạn
Phương Pháp Giặt Thảm cho Khách Sạn
Chống Trộm Khăn Tắm bằng Bọ Điện Tử

CHIM THIÊN NGA
 
CON ỐC SÊN


CON CHÓ


CON VOI


Hope you enjoy those! 

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Tập đoàn Kleindienst - Biệt thự nửa chìm nửa nổi

Những biệt thự nửa chìm nửa nổi này còn có khả năng di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không bị ảnh hưởng hay dao động bởi sóng biển.

Vinpearl Premium Nha Trang Bay - Khu nghỉ dưỡng cao cấp
Amanoi Resort: 100 triệu VND/ đêm/ phòng
JW Marriott Hanoi (Tháng 5, 2014) - Thiết Kế Đẹp Nhất Châu Á
Độc đáo khách sạn xoay tại Bồ Đào Nha
Atlantic, Dubai - Khách sạn trong lòng biển
FLC Samson Beach & Golf Resort - Khu nghỉ dưỡng 5.500 tỷ




Tập đoàn Kleindienst đang có kế hoạch xây dựng 42 biệt thự nửa chìm nửa nổi bên bờ vịnh Ả Rập ở Dubai. Những ngôi biệt thự này có thể tự di chuyển từ nơi này sang nơi khác và không bị ảnh hưởng hay dao động bởi sóng biển.
Dự án đặc biệt này cũng thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới như Ả Rập Saudi, Qatar, Bồ Đào Nha, Thụy Điển… Căn biệt thự được xây dựng với 3 tầng. Một tầng chìm ở dưới biển, một tầng ở mặt nước và một tầng ở trên cao.

Tầng ở mặt nước sẽ được thiết kế với không gian mở, bao gồn nhà bếp và khu vực ăn uống, quầy bar và bồn tắm Jacuzzi trong suốt với tầm nhìn hướng ra biển. Phòng ngủ sẽ được đặt dưới tầng chìm dưới biển để tạo ra một không gian với cảnh quan độc đáo của cuộc sống dưới mặt biển cho chủ của căn biệt thự.

Chủ tịch của tập đoàn Kleindienst tự tin dự án này sẽ mở ra một chuẩn mực mới trong lối sống sang trọng trên toàn thế giới với thiết kế hiện đại và sự sáng tạo mang tính vượt trội. Giá bán của những căn biệt thự này hiện nay vẫn chưa được công bố.

Các nhà phát triển dự án này cũng có kế hoạch tạo ra một rặng san hô nhân tạo để bảo vệ cuộc sống của loài cá ngựa và đem đến cho người sử dụng một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và khác biệt về cảnh quan dưới nước.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ www.yan.vn

Kỹ Năng Quản Lý: Tạo Động Lực cho Nhân Viên (Phần 1)

Ngày 09/08 là ngày tổ chức sự kiện với chủ đề KỸ NĂNG QUẢN LÝ của câu lạc bộ Quản Lý Buồng Phòng - Housekeeping. Rất tâm đắc với những gì giáo sư La Kiến Mỹ chia sẻ với các anh chị hội viên, VIETSOLUTIONS xin phép được chia sẻ lại những thông tin đó theo cách nhìn và lĩnh hội của mình. 

Trong bài chia sẻ của mình, giáo sư Mỹ giới thiệu về nhiều yếu tố liên quan đến quản lý nguồn nhân lực nhưng chỉ xoay quanh hai yếu tố trọng điểm sau: (1)Sử dụng người giỏi HIỆU QUẢ và (2) Giữ chân người giỏi. Theo đó, thầy cho rằng lý do người giỏi ra đi là vì sự thiếu hụt về ĐỘNG LỰC sau một thời gian dài công tác tại một môi trường làm việc nào đó. Và để giải quyết được căn nguyên của vấn đề, bước đầu tiên ta phải nhận diện được vấn đề thông qua các biểu hiện như bất mãn với công việc, làm việc với thái độ đối phó, đi trễ - về sớm, uể oải, chán nản với những công việc thường ngày, ... Lúc này, người quản lý cần có một buổi trao đổi thân tình với nhân viên đó để tìm hiểu lý do vì đâu và có phương án khắc phục phù hợp. Hãy luôn ghi nhớ: "Đuổi việc hay để một nhân viên phải ra đi là một thất bại lớn của bộ phận Nhân Sự"  

Để khắc phục của hiện trạng này chúng ta cần biết qua những yếu tố sau: 
(1) Sở trường (10%): Kiến Thức + Kỹ Năng
(2) Sở thích (90%)   : Thái độ 

Về lâu về dài, chính Thái Độ sẽ tạo ra động lực, giúp một người tìm được lý do để cống hiến tài năng - kiến thức cũng như phát triển kỹ năng của mình theo nhu cầu của tổ chức mình đang đầu quân. Thái Độ phụ thuộc vào cách chúng ta suy nghĩ và tư duy.
Thái Độ là gì? 
Là những giá trị, chuẩn mực, suy xét, phán đoán, là động cơ, đạo đức, niềm tin tất cả đều mang tính ẩn chứa, trừu tượng được biểu hiện ra bên ngoài bởi HÀNH VI.
Thái Độ tạo ra Động Lực = Mong Muốn + Cam Kết (một tiếng nói thôi thúc từ bên trong). 

Làm thế nào để tạo Động Lực?
Cách tạo động lực cho nhân viên được đúc kết thành hai cách chính:
"Thích làm" ở đây có nghĩa là đúng với sở thích cũng như phù hợp với sở trường của nhân viên đó. 

Sau khi đã tìm hiểu cách thức "chế biến một món ăn" ta cần biết về các nguyên liệu để tạo nên "món ăn" đó. Vậy "nguyên liệu" ảnh hưởng đến Động Lực là gì: 
Niềm Tin & Giá Trị
Niềm tin và giá trị sống ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của một con người.
Một người trước đây sinh ra trong một môi trường đầy đủ, giàu sang, phòng ngủ rộng rãi, được trang bị các trang thiết bị hiện đại sẽ cảm thấy khó chịu khi đi làm tại một môi trường mà phải ngồi cùng bàn với những người khác chứ không được sắp xếp cho một căn phòng riêng biệt. Giá trị sống của họ luôn mách bảo họ rằng: "Công ty này không phù hợp với đẳng cấp của tôi!" Và dù mức lương của người này có cao hơn cả những người khác gấp nhiều lần thì cũng khó cho những công ty cỡ trung giữ họ lại. 
Hay những người luôn giữ niềm tin lương ít thì làm ít, ai lương cao thì đẩy việc cho họ làm mà không làm bằng niềm vui và sự cống hiến thì suốt đời họ sẽ cứ mãi bị phiền muộn đeo bám bởi "đi làm chỉ vì mưu sinh".     

Môi Trường
Môi trường bao gồm môi trường làm việc thú vị, tính chất - đường hướng lành mạnh, lương - thưởng hấp dẫn, chính sách đãi ngộ - phúc lợi tốt, ... cũng là những yếu tố giữ chân nhân viên lâu dài. 
Đa phần những nhân viên có bề dày kinh nghiệm nhảy việc sẽ có cảm giác "làm đâu cũng vậy; tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa." Nếu có thể khai thác và tạo điểm nhấn khác biệt cho các yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ cho nhân viên của mình thấy được những lý do để ở lại.   

Bản chất Công việc
Bản chất công việc liệu có phù hợp với người nhân viên đó hay không. Ví dụ một người có thế mạnh ở ngôn ngữ nhưng lại sắp xếp họ làm việc với những con số sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán, dần dần cạn kiệt lý do cống hiến. 

Nhà Quản
Nhà Quản Lý là yếu tố then chốt và được giáo sư La Kiến Mỹ đem vào làm trọng tâm trong bài giảng của mình. Kính mời quý đọc giả hãy cùng công ty chúng tìm hiểu sâu sát hơn trong bài đọc tiếp theo Kỹ Năng Quản Lý: Tạo Động Lực cho Nhân Viên (Phần 2)

VIETSOLUTIONS ghi nhận và soạn thảo dựa theo bài thuyết giảng ngày 09/08/2015 của giáo sư La Kiến Mỹ

Tầm quan trọng của dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

Trong những năm gần đây, giới doanh thương đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ. Vì ngày nay lĩnh vực dịch vụ đã thống trị nền kinh tế quốc dân. Ở Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua, nền kinh tế chuyển dịch từ định hướng “sản xuất” sang định hướng “dịch vụ”. Đó là nguyên nhân việc khảo sát lại sự khác biệt giữa các loại hình kinh doanh sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Động cơ của việc khảo sát này tất nhiên là “thuận lợi”. Tìm hiểu “kinh doanh dịch vụ” khác với “kinh doanh sản xuất hàng hóa” như thế nào giúp cho các vị điều hành quản lý tốt hơn. Một điều đáng chú ý của việc khảo sát này là giúp ta hiểu rõ tầm quan trọng trong kinh doanh mà lâu nay người ta vẫn xem như chỉ có sản xuất ra hàng hóa mà thôi. “Dịch vụ” có thể xem như là một yếu tố chiến lược của cạnh tranh giúp cho những công ty sản xuất hàng hóa sử dụng nó một cách thích hợp để cạnh tranh với nhau.


Khách sạn cung cấp vừa “sản phẩm” vừa “dịch vụ”. Tất cả các khách sạn, cho dù lớn hay nhỏ cũng thể hiện được mục đích và chức năng hoạt động đặc thù riêng. Thường một sản phẩm vật chất cụ thể, được sở hữu chủ sử dụng không cần đến sự “đóng góp” thường xuyên của nơi sản xuất ra sản phẩm đó. Cây bút máy, quần áo, tủ bàn ghế, đồ gia dụng, thực phẩm và nhà cửa là những ví dụ về các loại “sản phẩm” trong đó nó chỉ có chứa một phần rất nhỏ về “dịch vụ” đi kèm. Sản phẩm có ít thành phần “dịch vụ” đi kèm là khi khách hàng sử dụng chúng mà không cần sự hỗ trợ nhiều của nơi cung ứng ra sản phẩm đó. Còn khách sạn thì sản phẩm “vật chất” phải kèm theo “dịch vụ”.
Vị trí trung tâm của khách sạn là một điều vô cùng thuận lợi cho khách lưu trú tại đó. Các khu vực công cộng và khu tiền sảnh tráng lệ cộng thêm vẻ đẹp của toà nhà; thang máy hiện đại tiết kiệm thời gian, phòng ốc tiện nghi, rộng rãi cũng góp phần không nhỏ cho sự hài lòng của khách. Những hình tượng cụ thể này là những gì mà khách sạn “sản xuất”, đó là sản phẩm vật chất của khách sạn. Tuy nhiên “sản phẩm vật chất này dù mắc hay rẻ cũng không thể cung cấp cho khách mà không có sự phục vụ liên tục của tập thể nhân viên khách sạn được.
Nói cách khác, bản thân sản phẩm không thể tự nó đáp ứng các nhu cầu của khách. Trong các khách sạn, cơ sở vật chất của nó và “dịch vụ phục vụ” luôn quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, sản phẩm của khách sạn là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên khách sạn, đây là hai yếu tố không thể thiếu được của khách sạn.


Các nhà điều hành giỏi cũng như các Tổng giám đốc các khách sạn nổi tiếng đều công nhận “Phục vụ khách” là điều tiên quyết cho sự thành công của khách sạn. Một vị Giám đốc khách sạn đã có lý khi phát biểu: “Bản thân của khách sạn là hàng hóa. Không có gì khác biệt về vật chất giữa cái này với cái khác”. Để cạnh tranh, mỗi một khách sạn phải tự thể hiện năng lực bằng sản phẩm phục vụ của mình, vì nó quyết định một phần quan trọng sự thành công hay thất bại của khách sạn. Khách có trở lại khách sạn hay không tùy thuộc vào hoạt động phục vụ của khách sạn.
Một nhà quản lý khách sạn nổi tiếng đã nói: “Việc cung ứng dịch vụ phục vụ trong khách sạn là một trong các tiêu chuẩn quan trọng khách đặt ra”.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Nhà hàng trong khách sạn: Chính chủ và không chính chủ

Thuê được mặt bằng khách sạn để mở nhà hàng luôn được hưởng lợi từ danh tiếng và phân khúc thực khách. Tuy nhiên, để mở nhà hàng trong khách sạn đòi hỏi cách tiếp cận đúng concept, xây dựng đối tác và thỏa thuận hợp đồng giữa các bên một cách hợp lý.


Tìm vị trí
Sự thành công của một nhà hàng luôn bắt đầu từ vị trí. Tương tự, việc mở nhà hàng tại khách sạn phải xem xét vị trí có đạt được hiệu quả tối ưu. Trước khi nói chuyện với chủ khách sạn về việc mở nhà hàng thì chủ đầu tư cần điều tra số lượng khách của khách sạn theo mùa, phân khúc khách nào sẽ đến khách sạn, chuỗi khách địa phương xung quanh bán kính khách sạn; cũng cần tìm hiểu doanh thu hằng năm của khách sạn...

Xây dựng hợp đồng
Đây là yếu tố tìm kiếm sự đồng thuận giữa chủ nhà hàng và chủ khách sạn, cũng như để giải quyết các tranh chấp nếu có giữa hai bên. Có hai điểm cần lưu ý: Nếu chủ đầu tư nhà hàng ký hợp đồng với một công ty quản lý bên ngoài, là đối tác chịu trách nhiệm quản lý khách sạn thì cần đạt được thỏa thuận tương ứng với các quyền và nghĩa vụ giữa công ty quản lý với chủ khách sạn đã ký kết từ trước. Điều này nhằm làm cho chủ đầu tư nhà hàng không rơi vào tình thế bất lợi nếu mối quan hệ giữa công ty quản lý và chủ khách sạn có bất đồng. Nếu chủ đầu tư nhà hàng ký hợp đồng trực tiếp với chủ khách sạn thì đảm bảo được tính độc lập kinh doanh và loại trừ bớt các điều kiện ràng buộc.

Chia sẻ chi phí
Do thiết lập nhà hàng bên trong khách sạn, nên chủ đầu tư cần xác định rõ các loại chi phí xây dựng nào mình sẽ chịu và chi phí nào chủ khách sạn chia sẻ. Bởi vì chủ nhà hàng nhiều khi còn phải thực hiện theo kiến trúc, trang trí cho phù hợp với quy chuẩn của khách sạn. Các chi phí này sẽ được tính khi chuẩn bị đưa nhà hàng vào hoạt động theo các điều khoản thoả thuận giữa khách sạn và nhà hàng.
Do đó, chủ đầu tư nhà hàng cần xem xét xây dựng hay sửa chữa, nâng cấp ở đâu là cần thiết, ai sẽ trả chi phí vật liệu hay ai sẽ thuê nhân công để hoàn hiện công việc… Rồi chủ khách sạn sẽ nhận được tỷ lệ doanh thu bao nhiêu nếu như họ là người cung cấp khách cho nhà hàng, và chủ nhà hàng cần thực hiện điều gì sau khi hợp đồng hợp tác chấm dứt…

Đáp ứng kỳ vọng cho khách của khách sạn
Nhiều vị khách của khách sạn thích có những bữa ăn phục vụ tại phòng, tất nhiên họ cũng kỳ vọng không phải chỉ là dịch vụ trực tiếp từ khách sạn mà còn của nhà hàng. Do đó, chủ đầu tư nhà hàng cần thỏa thuận với chủ khách sạn để đạt được sự chia sẻ khách, kể cả dịch vụ ẩm thực mở rộng nhằm tăng thêm nguồn thu, mở rộng độ nhận biết thương hiệu. Chủ nhà hàng cũng cần xem xét phục vụ tiệc cho hội nghị tổ chức tại khách sạn.

Thuê và chia sẻ nhân viên
Chủ đầu tư nhà hàng nên thảo luận với chủ khách sạn việc thuê nhân viên, chẳng hạn sẽ do nhà hàng tự chủ hay một số nhân viên khách sạn cùng tham gia vào công việc ở nhà hàng. Hai cách này đều chứa đựng cả ưu lẫn nhược điểm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào yếu tố kinh doanh, hãy cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định cuối cùng.
Nếu thực hiện theo phương án chia sẻ nhân viên, có nghĩa rằng nhân viên của khách sạn phụ thêm việc nhà hàng, sẽ giúp họ có việc quanh năm, thay vì sẽ phải nghỉ giãn cách trong mùa thấp điểm. Và chủ nhà hàng cũng không phải tuyển nhiều nhân viên để bù cho những mùa cao điểm hoặc những giờ đông khách. Hẳn nhiên, nhà hàng phải chia sẻ chi phí tiền lương cho khách sạn, nhưng chi phí này sẽ thấp hơn chi phí cho nhân viên chính thức của nhà hàng. Nhân viên khách sạn cũng phải học các kỹ năng, nghiệp vụ của nhà hàng để thực hiện tốt công việc. Tuy nhiên, cách này cũng có nhược điểm là nhân viên khó có thể thực hiện trọn vẹn công việc của cả khách sạn lẫn nhà hàng. Chưa kể quản lý hai bên cần thống nhất thời điểm lúc nào làm cho nhà hàng và lúc nào làm cho khách sạn. Cũng cần chú ý, có lúc cả nhà hàng lẫn khách sạn đều đông khách thì phải có cách để công việc của cả hai bên không bị đình trệ.
Tất nhiên nhà hàng tự thuê nhân viên sẽ chủ động trong mọi việc nhưng chi phí sẽ cao hơn cách hợp tác với khách sạn.

Trách nhiệm giữa các bên
Khách sạn có thể chỉ cho thuê không gian, còn lại các việc như giấy phép, cơ sở vật chất, chủ đầu tư nhà hàng phải tự lo. Do đó, chủ nhà hàng phải đánh giá được các yếu tố về trách nhiệm và chi phí để xem có đủ nguồn lực thực hiện trước khi khởi động kinh doanh trong khách sạn hay không.
Các tiện ích như gas, điện, nước thì chủ đầu tư nhà hàng phải xem có khả năng lắp đặt và tính chi phí cho công việc này. Giấy phép bán rượu cũng khá phức tạp nếu chính quyền sở tại đòi hỏi nhiều điều kiện ràng buộc thì hỏi chủ khách sạn có thể phụ giúp vấn đề này hoặc yêu cầu họ cho mượn tạm giấy phép hoạt động. Đối với việc vệ sinh, hỏi xem có thể mượn nhân viên housekeeping của khách sạn thực hiện giùm luôn công việc này và trả phí theo thỏa thuận. Cũng nên tính toán giới hạn tiếng ồn để lắp đặt cách âm, tránh ảnh hưởng đến khách lưu trú tại khách sạn.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn ATKS

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Slumberland Hotel Beds Collection

Slumberland Hotel Beds Collection is made with combination of luxurious design and outstanding sleep comfort.
Slumberland is one of the most reputable brands of institutional bedding products, using the exclusive technology and expertise developed over the years.


It is not only in the home that Slumberland beds are providing the kind of quality night’s sleep that makes for more active days, some of the world’s most prestigious hotels have chosen Slumberland beds as the most comfortable “sleeping environment” they can create for their guests.
Their satisfaction and confidence in Slumberland are evident by the repeat orders we have received from these world-class service providers. Slumberland products are widely recognised as the world leader in their own field with design, comfort and durability unmatched by competing products.

Through present endeavours, the Slumberland name and reputation will continue to provide unparalleled sleeping comfort for generations to come.

All hospitality products: http://www.slumberland.com.my/hospitality/

VIETSOLUTIONS is proud of being the Exclusive Distributor of Slumberland and Representative of  international standard brands in Vietnam.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Chủ đầu tư khách sạn - Họ là ai?

Khách sạn rất náo nhiệt và lôi cuốn, nhưng nó cũng chỉ là một loại doanh nghiệp có một người làm chủ và động cơ hoạt động của nó, đơn giản chỉ là lợi nhuận. Mục đích của chủ đầu tư chỉ là thương mại, nhưng lại ảnh hưởng đến cách quản lý của khách sạn.

Những người chủ vắng mặt
Người chủ thật sự của khách sạn có thể là những ông chủ bất động sản, những con người kinh doanh chuyên nghiệp và giàu có, họ cũng có thể là những nhà đầu tư các hệ thống mạng lưới kinh doanh to lớn như những công ty bảo hiểm và quỹ phúc lợi.


Những người chủ này đầu tư vào lãnh vực kinh doanh khách sạn cũng giống như học đầu tư vào công việc kinh doanh bất động sản vậy. Họ thường không biết cách quản lý khách sạn, nên một số nước công nghiệp phát triển như ở Mỹ chẳng hạn, họ thường kí những hợp đồng đối với những công ty quản lý khách sạn như Holidays-Inns, Hilton hoặc Sheraton để quản lý khách sạn với cái gọi là hợp đồng quản lý (Management contract). Tổng Giám đốc, các cấp điều hành và các nhân viên đều làm việc cho công ty quản lý khách sạn. Tuy vậy, việc quản lý phải đảm bảo cho cả hai phía chủ đầu tư (owner) và công ty quản lý khách sạn (management operations) để có một sự thống nhất nào đó.
Người chủ của khách sạn không dính vào việc quản lý các hoạt động hàng ngày của khách sạn được gọi là “Người chủ khiếm diện”. Do đó, những nhân vật “khiếm diện” không có được sự đam mê trong hoạt động khách sạn. Điểm mấu chốt của họ là lợi nhuận và càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Kinh doanh của họ không phải là nghề nghiệp mà chỉ là một sự đầu tư. Thêm vào đó, những người chủ khiếm diện này rất ít biết về hoạt động khách sạn nên không thông cảm hết được những vấn đề nan giải xảy ra trong hoạt động của khách sạn.
Vì vậy, mới xảy ra việc xây dựng ồ ạt các khách sạn kéo theo: lợi nhuận giảm, khách sạn thua lỗ; việc quyết định đầu tư ban đầu không quan tâm đúng mức vị trí xây dựng, trang thiết bị, tiện nghi hay mức tài chính đầu tư. Người quản lý gặp những trường hợp trên thì dù có tài năng như thế nào chăng nữa cũng không làm được gì. Do đó, một người quản lý giỏi đã căn dặn “Khi đi làm phải lựa chọn cẩn thận: làm ở đâu và làm cho ai”.
Người quản lý khách sạn cảm thấy “một sức ép không thể tưởng tượng được trong công việc”. Đó là việc chủ đầu tư khiếm diện rất quan tâm vào lợi tức và người quản lý phải tổng kết lợi tức từng chu kì ngắn hạn: từng tháng, từng quý, từng năm. Đối với họ “sự thu hồi vốn” càng sớm càng tốt là yêu cầu lớn nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vì họ là người đầu tư một tài sản lớn nên muốn kiểm tra tài chính một cách kỹ lưỡng. Cuộc họp hàng tháng giữa chủ đầu tư với Tổng Giám đốc và các nhân viên điều hành khách sạn là điều bình thường để xem xét lại các báo cáo tài chính lời lỗ. Nhưng các cuộc tiếp xúc giữa các cổ đông chính và Tổng Giám đốc khách sạn lại thường xuyên hơn nhằm xem xét chương trình hoạt động trong tháng để có những quyết định can thiệp kịp thời, những quyết định mà họ cho rằng không thể chờ đợi đến cuộc họp hàng tháng với các chủ đầu tư.

Tác động của các cấp tập đoàn

Ngày nay ở Mỹ, ngoài một số khách sạn nhỏ, phần lớn ban điều hành của khách sạn làm việc cho những “tập đoàn quản lý nhiều khách sạn”. Ví dụ như tập đoàn quản lý các công ty khách sạn nổi tiếng Marriot, Westin, Ramada, Sheraton và Hilton.
Có những công ty quản lý khách sạn khác ít nổi tiếng hơn nhưng cũng quản ly khá nhiều khách sạn như: Aircola, VMS Realty Partners, The Continental Companies, Servico và Lacken Inc. Vì vậy, ban điều hành khách sạn và đặc biệt là các vị Tổng Giám đốc và Giám đốc phải biết mình quan hệ với ai trong tập đoàn và làm việc như thế nào với họ.
Mỗi khách sạn riêng lẻ trong một tập đoàn là một trung tâm lợi nhuận. Tập đoàn công ty quản lý khách sạn chỉ nắm những quyết định chiến lược của ban điều hành từng khách sạn để hổ trợ hay chỉ đạo nhằm tạo lợi nhuận càng nhiều càng tốt cho khách sạn. Vì tiền thu được của công ty quản lý phụ thuộc vào lợi nhuận của khách sạn.
Hệ thống quản lý cấp tập đoàn không thể điều hành trực tiếp các khách sạn riêng lẻ, nó chỉ kiểm soát chặt chẽ từ xa mọi hoạt động cụ thể của khách sạn. Chức năng điều phối này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ trong điều hành của Tổng Giám đốc của khách sạn trực thuộc và người điều hành cấp tập đoàn.
Nếu các khách sạn do vốn đầu tư của tập đoàn thì sự quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận của tập đoàn cũng giống như bất kì các chủ đầu tư nào khác. Nếu công ty khách sạn chỉ quản lí các khách sạn do người khác đầu tư, thì sự quan tâm của công ty quản lí khách sạn là giữ vững và duy trì tốt những hợp đồng quản lí đã kí với chủ đầu tư. Hợp đồng này chỉ tồn tại khi khách sạn do tập đoàn quản lí làm ăn có lãi.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Khách sạn với việc đa dạng đối tượng khách hàng

Khách sạn nào cũng muốn có khách hàng trung thành lâu dài. Để đạt được điều đó, đòi hỏi sự tinh tế trong giao tiếp và hiểu khách hàng. Mà đó là điều không quá tầm tay của các chủ khách sạn.


Bạn có yêu khách hàng không?
Bà Caroline Cooper, một chuyên gia trong ngành công nghiệp khách sạn Hoa Kỳ, kể: “Tôi từng làm việc với một khách hàng mới, điều này rất bình thường nhưng hơi khác thường ở chỗ họ làm ở lĩnh vực tôi không am hiểu. Cuộc nói chuyện sẽ chán ngắt? Chắc hẳn bạn sẽ đoán như vậy vì không đồng điệu mà. Nhưng không, chúng tôi làm việc rất hào hứng vì tôi luôn quan điểm phải tìm ra các giá trị đồng điệu trong giao tiếp với khách hàng. Là chủ khách sạn, bạn cũng có thể nằm trong tình trạng như tôi”.

Nếu muốn tìm kiếm khách hàng mà đánh giá không đúng công việc mình đang thực hiện hay phân khúc khách hàng mà bạn cảm nhận không có điểm gì chung thì có nghĩa bạn không có khả năng giao tiếp. Đây không phải là cách hay để tìm khách hàng trung thành lâu dài.

Cần kết nối và xây dựng mối quan hệ tốt với những người khách của bạn. Điều này có nghĩa bạn phải đứng ở vị trí tốt nhất để tìm hiểu điều khách muốn và đáp ứng các kỳ vọng của họ. Đây là điều kiện tiên quyết để việc kinh doanh khách sạn luôn suôn sẻ và có lợi nhuận.

Đồng điệu
Điều quan trọng là bạn phải đánh giá đúng thế mạnh của khách sạn và dùng thế mạnh đó để tìm kiếm khách hàng trung thành.

Chẳng hạn, nếu khách sạn của bạn có những tour dã ngoại thì hãy tìm những vị khách yêu thích cuộc sống ngoài trời. Nếu khách sạn của bạn có dịch vụ thú cưng, tại sao không biến thành nơi chào đón khách cùng với chú chó yêu của họ? Nếu bạn đánh giá dịch vụ tuyệt hảo là những giá trị quan trọng của khách sạn thì những người khách ưa sự hoàn hảo là đối tượng bạn hướng đến.

Bất cứ điều gì, như thể thao, niềm ưa thích công nghệ, các phép tắc lịch sự,… mà bạn xác định nó quan trọng thì rất dễ dàng thiết lập khách hàng mục tiêu cho mình.

Định vị thị trường
Có rất nhiều nơi lôi cuốn mọi người và không ngừng thỏa mãn bất kỳ ai.

Do đó, nếu bạn nói khách sạn không định vị được thị trường vì không xác định được trọng tâm khách hàng là do có khuynh hướng đề ra quá nhiều thứ để lựa chọn, kể cả những thứ tréo ngoe với những thứ nền tảng của khách sạn. Nếu như vậy thì quả thật quá khó để bạn đáp ứng các nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, và khó để thực hiện thành công các chiến lược tiếp thị để thu hút khách hàng mới.

Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa bạn từ bỏ những thứ không thích hợp hay loại bỏ bớt dịch vụ trong khách sạn. Khách sạn của bạn vẫn có thể là nơi tổ chức các cuộc hội nghị vào buổi sáng nhưng là điểm giải trí tuyệt hảo vào buổi tối. Khách sạn nên có từ hai đến ba nhóm mục tiêu hướng đến khách hàng để cân bằng lúc cao điểm và thấp điểm nhằm tạo ra doanh thu ổn định, thu hẹp rủi ro. Có thể hiểu theo cách khác, mùa cao điểm của một nhóm khách hàng cũng đến giai đoạn thấp điểm, lúc đó thì với sự đa dạng đối tượng khách, khách sạn sẽ có nhóm khách hàng khác với nhu cầu khác lấp vào.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Góc thư giãn: Tên gọi trái cây bằng tiếng Anh

Là công dân của một quốc gia miền Nhiệt Đới với đa dạng các loại trái cây bốn mùa thơm ngon, mát lạnh và bổ dưỡng, đã bao giờ chúng ta gặp khó khăn trong việc gọi tên các loại trái cây thân thuộc đó để quảng bá sự đa dạng này cho các vị khách nước ngoài hay chỉ đơn thuần là một từ khóa để bắt đầu một câu chuyện thú vị về sự tích của các loài cây? 

Trong bài viết này, VIETSOLUTIONS xin chia sẻ một số loại trái cây quen thuộc nhằm giúp mọi người biết thêm về 'tên tiếng Anh' của những người bạn đồng hành miền Nhiệt Đới này nha. 








VIETSOLUTIONS trích lọc và biên soạn từ google.com.vn