Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Tiền sảnh và hậu sảnh phải là một khối thống nhất trong nhà hàng

Sự giao tiếp thường xuyên và đan xen giữa thực khách, bộ phận tiền sảnh và hậu sảnh là cách thức tốt nhất để việc kinh doanh nhà hàng suôn sẻ.
tien sanh va hau sanh la mot khoi thong nhat trong nha hang

Đó chính là việc truyền thông bên trong nhà hàng, vì thế cần thực hiện các bước sau.

Chào đón
Đây là yếu tố mà nhà hàng nào cũng phải thực hiện, nhưng vẫn cần nhắc lại để thấy các giá trị của nó. Nếu nhà hàng muốn thực khách có những trải nghiệm độc đáo trong suốt bữa ăn thì đừng bao giờ lơ là ngay khi họ xuất hiện trước cổng. Nhiều chủ nhà hàng có thể không tin nhưng đây là sự thật: Khách hàng hình thành những phán xét không tốt về nhà hàng chỉ trong vòng không quá 5 giây nếu như nhân viên không chào đón họ. Do đó, luôn phân công nhân viên tiếp tân túc trực trước cửa nhà hàng để chào đón nồng ấm mọi vị khách. Rất quan trọng khi nhà hàng chuyển giao một dịch vụ căn bản như vậy nhưng đừng thể hiện thái độ như một robot mà có những cử chỉ ân cần. 


Giao tiếp 
Chào đón là bước khởi đầu nhưng trải nghiệm của khách hàng sẽ hình thành xuyên suốt quá trình ăn uống tại nhà hàng. Không có gì tồi tệ hơn cho khách khi đã ngồi vào bàn mà không thấy một nhân viên nào đoái hoài. Tất nhiên có những thời điểm khách vẫn cảm thông do đông đúc. Nhưng phải luôn chăm sóc khách ngay từ khi họ kéo ghế. Tại sao lại như vậy? Vì khách sẽ chọn món, thức uống, mà điều này cần sự tương tác với nhân viên nhà hàng. Và quan trọng nhất là họ muốn biết khi nào các món ăn sẵn sàng trên bàn.
tien sanh va hau sanh la mot khoi thong nhat trong nha hang

Do đó, các nhà điều hành đừng bao giờ “ru ngủ” thực khách với lý do quá đông khách, nên cứ để khách chờ đợi. Trải nghiệm tồi tệ là phương cách khách tìm đến đối thủ cạnh tranh để tận hưởng dịch vụ hoàn hảo.
 

Quản lý khách đặt bàn trước
Cử riêng một nhân viên quản lý thực khách đặt bàn trước ngay cửa nhà hàng có lẽ tạo ra sự lãng phí nhân lực và gây tình trạng căng thẳng. Giải pháp đơn giản là trao danh sách khách đặt bàn cho bộ phận tiếp tân để họ xử lý trong khi vẫn thực thi nhiệm vụ thông thường. Đây cũng là cách ưu đãi những vị khách đặt bàn trước. Đó là hướng dẫn tận tình khách ngay từ cổng vào, gia tăng sự thỏa mãn cho khách. Quản lý danh sách chờ tại nhà hàng còn có nghĩa rằng lúc nhà hàng quá đông khách, bàn đã kín chỗ, nhưng vẫn có khách đặt thêm bàn, trong khi một nhóm khách chuẩn bị ra về, thì lập tức mời những vị khách đợi có bàn trống vào sảnh chờ, phục vụ họ một số món ăn nhẹ để nhân viên có thời gian dọn dẹp. Cách thức giao tiếp này làm cho khách cảm thấy được cư xử ân tình, nên họ sẽ thoải mái trong thời gian chờ đợi. 


Đừng quên nhà bếp 
Nhân viên nhà bếp, nhất là bếp trưởng phải làm việc rất căng thẳng để tạo ra món ăn, để chuyển giao món ăn nhanh cho khách, chưa kể suốt thời gian làm việc họ luôn ở trong môi trường không mấy dễ chịu. Vì thế, thông qua giao tiếp, nhà quản lý sẽ nắm bắt được những vất vả của nhân viên bếp để đảm bảo cho họ có được môi trường làm việc hoàn hảo, từ đó họ nắm được mục tiêu của nhà hàng là phải luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt và giảm thiểu lãng phí.
Là nhà quản lý chuyên nghiệp thì phải tạo điều kiện cho bộ phận tiền sảnh hiểu về công việc của hậu sảnh là nhà bếp, và ngược lại. Mặt khác, cần gia tăng tính đoàn kết của hai bộ phận này bằng việc thường xuyên cho họ tiếp xúc với nhau và truyền đạt về kỹ năng của từng bộ phận cho nhau. Khi thiết lập thực đơn mới, nhà quản lý phải yêu cầu đầu bếp truyền đạt cho bộ phận tiền sảnh hiểu biết kỹ về các món ăn đó và trình bày sao cho thật hấp dẫn để họ giới thiệu với thực khách cũng như góp ý cải tiến món ăn, nếu cần. 

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét