Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Công Nghệ Cao - Chìa Khóa Chiến Thắng Trong Ngành Khách Sạn

Ngành Nhà hàng - Khách sạn là 1 ngành công nghiệp đặc biệt, tồn tại và phát triển hoàn toàn dựa trên thị hiếu của khách hàng. Có thể nói ngành khách sạn của tương lai được định hình dựa trên những đặc tính của khách hàng trong tương lai. Mà những khách hàng này lại dễ bị cuốn theo những công nghệ tiên tiến. Họ mong muốn các khách sạn họ đến cũng có những tiện ích tiên tiến như vậy. Và đương nhiên, điều này hình thành xu hướng công nghệ trong ngành này trong tương lai. 

Phục vụ khách hàng bằng robot

Trí thông minh nhân tạo sẽ thống lĩnh ngành khách sạn trong tương lai, bao gồm cả việc để robot phục vụ con người. Ví dụ điển hình là khách sạn Aloft ở Cupertino, California. Khách sạn này đã giới thiệu một loại robot phục vụ để mang dầu gội, mỹ phẩm, đồ ăn vặt và thư tín cho khách hàng ở 150 phòng trong vòng 3 phút. Không chỉ vậy, chuỗi khách sạn Hoàng gia tại vùng Caribbean cũng thiết lập những robot làm bartender để pha chế đồ uống cho khách trong vòng 1 phút. Đối với những khách hàng đam mê công nghệ, ai chẳng mong chờ được phục vụ chuyên nghiệp bởi robot trong tương lai gần?


Công nghệ cao ngay tại phòng

Sự tiến bộ công nghệ được khách sạn áp dụng ngay tại các phòng của mình. Công nghệ Smarthome được áp dụng tại các khách sạn, cho phép khách hàng sạc nhiều thiết bị điện tử và kiểm soát mọi thứ trong phòng của họ ngay cả khi họ không có mặt ở đó. Nhưng đó chỉ là khởi đầu.

Ở Yotel New York, chìa khóa phòng được cung cấp ngay tại quầy check-in điện tử. Hành lý của khách được giữ bởi một con robot to lớn. Tất cả phòng tại khách sạn đều được cách âm và gắn động cơ. Giường có thể di chuyển để tiết kiệm không gian. Máy lạnh được điều khiển bằng bộ cảm biến đặc biệt. Ngay cả nhà hàng DohYO trong khách sạn cũng được trang bị những thiết bị hi-tech, điển hình như bàn ăn có thể dễ dàng nâng cao hoặc hạ thấp. Trong khi đó, tại W Lounge Anh Quốc, bạn có thể thoải mái chơi game trên những chiếc bàn được gắn màn hình cảm ứng. Trên thanh Woobar là một camera giúp bạn có thể tự chụp ảnh của mình và đăng tải lên các trang mạng xã hội.

Việc chúng ta phụ thuộc nhiều vào điện thoại thông minh cũng là một điểm khiến khách sạn chú ý. Bằng việc xây dựng các ứng dụng đơn giản, khách sạn cho phép khách hàng tận hưởng mọi dịch vụ trong khách sạn dễ dàng hơn chỉ với điện thoại của mình.


Việc đầu tư vào công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách sạn cần phải được thực hiện một cách thông minh. Với ngân sách hạn chế, khách sạn không đủ khả năng để thử tất cả các công nghệ mới. Họ cần phải nâng cấp các công nghệ đã được chứng minh để tăng doanh thu và giảm chi phí. Sẽ tuyệt vời hơn khi cung cấp cho mỗi khách hàng một điều khiển từ xa để đóng mở cửa sổ trong phòng của họ. Nhưng nếu nó không mang lại doanh thu nhiều hơn chi phí thì cần xem xét lại.

Sự ảnh hưởng từ thương hiệu Apple

Nói về điện thoại di động, khách sạn Starwood đã có một đội ngũ đang tích hợp các công nghệ trên Apple Watch vào công nghệ của khách sạn. Họ đã kiểm tra đặc tính của Apple Watch trong nhiều tháng qua, với mục tiêu tích hợp ứng dụng check-in và nhận phòng mà không cần chìa khóa. Người sử dụng ứng dụng Starwood Preferred Guest sẽ nhận được một thông báo trên đồng hồ khi họ check-in. Nó sẽ gồm số phòng, công nghệ bluetooth sẽ cho phép mở cửa phòng mà không cần chìa khóa. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ mới áp dụng cho Apple Watch .

Ở khách sạn BlowUp Hall, Ba Lan, iPhone có thể thay thế chìa khóa phòng. Thậm chí, khách sạn The Magdalen Chapter là một nơi không có sự xuất hiện của giấy. Tất cả mọi thứ từ thủ tục nhận, trả phòng cho đến đặt dịch vụ đều được thực hiện trên iPad. Mỗi du khách sẽ được cung cấp 1 máy iPad để sử dụng trong suốt thời gian lưu lại khách sạn


Quản lý từ bên trong

Đối với các xu hướng công nghệ quản lý ở bên trong, khách sạn sẽ dựa vào phần mềm máy tính để tối đa hóa hiệu quả và lợi nhuận.

Nhiệm vụ chính mà công nghệ trí tuệ nhân tạo đảm nhiện giúp dự đoán sở thích của người tiêu dùng và thói quen. Công nghệ tiên tiến này được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống của khách sạn để kiểm soát chi phí và giảm chất thải. Trong nhà hàng nhà, bữa sáng tự chọn miễn phí, dịch vụ phòng và thậm chí cả mini-bar trong phòng khách, đều có tiềm năng tạo ra doanh thu nhiều hơn đồng thời giảm chi phí cung cấp dịch vụ đó. Với khả năng thu nhập và phân tích số liệu nhanh chóng, chính xác, của trí tuệ nhân tạo, khách sạn nhà hàng sẽ có thể đón đầu cơ hội, tăng tính cạnh tranh, đồng thời giảm thời gian nghiên cứu khảo sát.


Trong tương lai, ngành khách sạn vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ trong nước và trên toàn cầu. Quản lý và chủ doanh nghiệp cần phải tiếp tục cung cấp nhiều giá trị hơn, đa dạng theo mỗi phân khúc của khách hàng. Khách hàng của tương lai luôn có nhu cầu cao về công nghệ, và luôn hy vọng khách sạn có thể đáp ứng được Muốn đáp ứng được điều này, nhận thức xu hướng công nghệ là điều bắt buộc. Nắm được trong tay chìa khóa công nghệ, lợi thế cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng đáng kể, đưa doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong khu vực.

Sưu tầm

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Người thành lập tên tuổi khách sạn Hyatt: Jay Pritzkers

Thật khó để chúng ta bỏ qua gia đình Pritzkers, gia đình sáng lập Hyatt.

Đã thống trị danh sách những người giàu có của Forbes từ khi mới thành lập, gia đình Pritzkers có vô số những câu chuyện kinh doanh thành công phong phú.


Mặc dù hoạt động thường ngày của khách sạn được quản lý bởi Donald Fritzkers, chúng tôi nhận ra rằng Jay Pritzkers là người đơn giản, nhưng thực sự vô cùng thông minh.

Vào năm 1957, Jay Pritzkers, một luật sư và một kế toán viên, đã mua một vài công ty nhỏ kể từ khi ông ấy 29 tuổi.

Ông ấy ngồi ở quán café của Fat Eddie ở Sân bay quốc tế Los Angeles và nhận ra rằng nó quá đông đúc. Thêm vào đó là việc khách sạn mà quán café đó thuê địa điểm, Hyatt Von Dehn, cũng hoàn toàn không có chỗ trống. Ông đã viết lời đề nghị về 2.2 triệu USD của mình vào một tờ giấy ăn.

Không giống như Kemmons Wilson muốn xây dựng những khu cư trú chất lượng ở ven đường, Pritzkers biết rằng những quản lý cấp cao như ông ấy muốn được nghỉ ngơi tại những khách sạn cao cấp gần với những sân bay lớn.

Cũng với anh trai của mình Donald, hai người đã quyết định xây dựng những khách sạn gần với các sân bay ở Los Angeles, San Francisco và Seattlee, sau đó là xung quanh Mỹ và cuối cùng là mở rộng ra quốc tế.

Vào năm 1967, Pritzkers đã mua một khách sạn đang trong quá trình xây dựng ở Atlanta và biến nó thành khách sạn của Hyatt. Hyatt Regency Atlanta chính là khách sạn khổng lồ đầu tiên, và được ví như một chú voi trắng. Thậm chí còn có người đã ví rằng thậm chí có thể có cơn mưa bão ở bên trong sảnh khách sạn bởi nó quá lớn.


Pritzkers qua đời vào năm 1999, nhưng những di sản của ông thì vẫn tiếp tục tỏa sáng trên toàn cầu cho tới tận ngày hôm nay.

Sưu tầm

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Văn hóa Buffet và một số lưu ý

Buffet vốn là một hình thức ẩm thực lâu đời của văn hóa phương Tây. Từ Buffet trong tiếng Pháp có nghĩa là tự chọn, vì thế mà tiệc Buffet chủ yếu được sắp đặt như một buổi tiệc đứng, nơi mà mọi người có thể thoải mái lựa chọn món ăn, trò chuyện hay kết giao với nhiều người


Những năm gần đây, Buffet đã du nhập và dần chiếm được nhiều tình cảm từ các thực khác Việt Nam. Sự đa dạng, phong phú của các món ăn trên bàn tiệc, không khí thoải mái, vui vẻ hay việc tự do lựa chọn những món ăn yêu thích là một số yếu tố khiến người Việt ngày nay rất ưa chuộng tiệc Buffet.


Vốn đã khá quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng tiệc Buffet cùng những văn hóa ẩm thực của nó thì vẫn chưa thực sự được nhiều người biết đến. Sau đây sẽ là một số lưu ý nhỏ dựa trên văn hóa Buffet giúp các bạn có một bữa tiệc ngon đúng nghĩa:

Cách lựa chọn thức ăn

Với Buffet, việc lựa chọn các món ăn là cực kì quan trọng, vì đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tận hưởng trọn vẹn các hương vị của bữa tiệc. Các món ăn trên bàn tiệc đều có một thứ tự đặc biệt và việc của người sành ăn là sắp xếp chúng theo đúng vị trí


Đầu tiên, các bạn nên lựa chọn những món khai vị như nộm, gỏi, salad giúp kích thích vị giác, hệ tiêu hóa. Tiếp theo đó các bạn có thể lựa chọn các món nướng, món luộc rồi sau đó là các món chiên xào. Các món giúp no bụng như cơm, súp, mỳ nên được ăn sau và cuối cùng là tráng miệng với trái cây, rau câu.

Cách ăn


Bên cạnh việc lựa chọn các loại thức ăn, nghệ thuật ăn uống cũng là một bí quyết giúp bạn thưởng thức món ăn đúng chất.

- Ăn từ tốn, chậm rãi để nếm trọn hương vị món ăn. Ngoài ra việc vừa ăn vừa trò chuyện với bạn bè cũng tạo nên không khí vui vẻ, thú vị cho bữa tiệc Buffet.

- Đừng ngại di chuyển nhiều quanh khu vực để thức ăn, vì như vậy bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn cho dĩa thức ăn của mình.

- Nên thử nếm một ít trước các món ăn lạ, việc này sẽ giúp cho các bạn tránh lãng phí thức ăn nếu món ăn mới không hợp khẩu vị

Một số điều cần tránh trong tiệc Buffet


- Không nên lấy quá nhiều một loại thức ăn trên bàn tiệc, tránh tình trạng thiếu hụt thức ăn cho những người khách kế tiếp.

- Không nên để thức ăn thừa trên đĩa của mình, vì thế các bạn nên lấy thức ăn vừa đủ.

- Tránh chen lấn khi lấy thức ăn

- Đừng di chuyển quá nhanh trong khu vực để thức ăn.

Sưu tầm

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Thuật ngữ "Phòng Tổng thống" xuất hiện từ khi nào?

Phòng Tổng Thống - Presidential Suite thường xuất hiện trong các khách sạn 5 sao. Mục đích cũng như tên gọi của phòng này là dành cho các vị "Tổng thống" ở. Ví dụ như trường hợp Tổng thống MỹBarack Obama khi tới Việt Nam, "ông sẽ ở Phòng Tổng Thống của khách sạn JW Marriott Hanoi".

1. Nguồn gốc của tên gọi “Phòng Tổng thống”

Thuật ngữ “Phòng Tổng thống” được khởi xướng tại Mỹ, trong nhiệm kỳ của tổng thống Woodrow Wilson (1913-1921). Nguyên do là vì mỗi chuyến đi công vụ của ông đều yêu cầu khách sạn phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe.


Woodrow Wilson – Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28​

Ví dụ như phòng phải quay về hướng Nam nếu đang ở Bắc Bán cầu, hoặc về phía Bắc nếu ở Nam Bán cầu. Mỗi căn phòng phải có phòng tắm riêng (thời điểm này chỉ có những căn phòng hạng sang mới có phòng tắm riêng).

Plaza Hotel – khách sạn lịch sử của Mỹ với căn phòng tổng thống đầu tiên​

Còn ngày nay, cái tên “Phòng Tổng thống” được sử dụng để chỉ những căn phòng sang trọng, đắt tiền bậc nhất của khách sạn. Một số yêu cầu của Wilson hiện vẫn đang được giữ nguyên vẹn.

2. Căn phòng sang chảnh bậc nhất

Một điểm chung của những căn phòng này là chúng… rất rộng, thường là trên 200m vuông. Bên trong có từ 2 đến 3 phòng ngủ, có nhà bếp, quầy mini bar, khu ăn uống riêng đầy sang trọng và ấm cúng. Nội thất thì đương nhiên – đẹp một cách tinh tế, hoặc lộng lẫy như một cung điện.

Một căn phòng Tổng thống trong khách sạn tại Khách sạn Marina Sand Bay (Singapore)​

Những trang thiết bị cơ bản của một khách sạn như điều hòa, TV, tủ lạnh thì không thể thiếu. Bên cạnh đó, “thượng đế” ở phòng tổng thống sẽ được phục vụ 24/24, bữa sáng bưng tận giường (nếu muốn).

Raja Raja Grand – khách sạn 5 sao tại Ấn Độ​

Sang chảnh là vậy, nên muốn trở thành tổng thống một đêm cũng không rẻ. Tùy theo mức độ sang trọng của khách sạn, bạn sẽ phải tốn từ vài ngàn đến hàng chục ngàn USD/đêm.

Tóm lại, hoặc là tổng thống đi công vụ, hoặc bạn phải là một đại gia đi shopping không cần nhìn giá mới đủ khả năng chi trả cho căn phòng này.

3. Phòng tổng thống nhưng không dành cho tổng thống

Xây dựng để đón tổng thống, nhưng trên thực tế các tổng thống cũng hiếm khi ở trong những căn phòng này.

Nguyên nhân là vì chúng là những căn phòng đã được đoán trước, dễ dàng xác định được vị trí, và vì thế gây nên những đe dọa về mặt an ninh.


Như trường hợp của tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama, ông rất ít khi được thụ hưởng các căn phòng tổng thống sang trọng. Thay vào đó, căn phòng của ông không hề quay mặt ra phố, còn rèm cửa sổ thì luôn buông xuống.​

Thậm chí kể cả khi ở trong phòng tổng thống, họ cũng không được tận hưởng nó đúng nghĩa vì đội “bong bóng” – đội ngũ cận vệ, trợ lý, cố vấn – luôn túc trực 24/24. Thử nghĩ, lúc nào cũng có người kè kè bên cạnh thì còn tận hưởng được cái gì nữa?

4. Có tiền cũng chưa chắc được ở

Đúng vậy! Không cứ phải là tổng thống, bạn vẫn có thể ở trong căn phòng này, miễn là có tiền. Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả.

Mỗi khách sạn hầu như chỉ có một căn phòng sang chảnh, nên họ cần “bảo vệ” nó thật kỹ, vì nó giống như con gà đẻ trứng vàng. Do đó, phòng tổng thống thường không thể đặt trực tuyến, vì khách sạn không thể kiểm soát được khách hàng và dễ xảy ra trường hợp “fake”. Bạn phải liên hệ trực tiếp đến khách sạn, cung cấp thông tin cần thiết để nhân viên có thể kiểm soát.

Hơn nữa, hầu như không có người nào vứt hàng chục ngàn đô chỉ để tận hưởng một đêm thoải mái mà không có yêu cầu gì đặc biệt khác.

Các khách sạn cần phải biết ai là người muốn ở trong căn phòng này, và lý do họ thuê phòng, vì đã từng có trường hợp thuê phòng sang trọng của khách sạn để thực hiện mại dâm trá hình.

Nguồn: Yahoo News, Oyster, Elly​

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

4 chiến lược tuyển dụng quan trọng trong ngành khách sạn

Ai sẽ là người có kiến thức vững chắc, kĩ năng và thái độ tuyệt vời để trở thành một nhân viên buồng phòng thực thụ? Người quản lý hay chính người nhân viên buồng phòng?


Khi tôi còn là quản lý ở khách sạn Doubletree, chúng tôi quyết định rằng người nhân viên buồng phòng thực thụ (thường được gọi là A-Players), những người mà có thể làm sạch những căn phòng trong khoảng thời gian ngắn nhất, thường sẽ là những nhà tuyển dụng tuyệt vời nhất để tìm kiếm những ứng cử viên phù hợp cho vị trí đó. Trên thực tế, chúng tôi duy trì việc phỏng vấn đôi xuyên suốt cả chuỗi tập đoàn và cố gắng để tạo lập một nền văn hóa với tinh thần cao và hoạt động tốt xuyên suốt quá trình.

Dưới đây là một vài chú ý đáng ngạc nhiên: hầu hết nhân viên của bạn đều muốn làm việc trong môi trường hướng tới khách hàng và quan tâm lẫn nhau, một mối quan hệ phối hợp hoàn hảo, luôn luôn tự hào về công việc của mình và có động lực để không ngừng phát triển. Nói một cách khác, họ cảm thấy hứng thú khi làm việc trong một môi trường tinh thần làm việc cao. Họ thậm chí còn có thể giúp đỡ bạn tạo ra môi trường đó, nếu như bạn cho họ biết họ cần phải làm gì.

Một trong những cách tạo nên những buổi phỏng vấn đôi thành công chính là cho phép những người nhân viên tài năng nhất của bạn trở thành những nhà tuyển dụng và để họ chọn những ứng cử viên có tố chất giống họ. Khi tôi còn làm việc ở Doubletree, chúng tôi thực hành phỏng vấn đôi lần đầu tiên ở bộ phận buồng phòng. Từ trước cho đến thời điểm đó, tỷ lệ bỏ việc ở bộ phận này khá cao. Tuy nhiên khi chúng tôi bắt đầu thực hiện chiến lược này, mọi việc bắt đầu có sự thay đổi. Bởi những ứng cử viên là những người đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chúng tôi đồng ý để họ nói ngôn ngữ của chính mình. Và chúng tôi nhận thấy kết quả trong niềm hạnh phúc. Tỷ lệ bỏ việc giảm xuống một cách đáng kể, và những người nhân viên dọn phòng của chúng tôi thậm chí còn đi làm vào ngày cuối tuần, và không bao giờ tỏ vẻ bề trên với những người mà chính họ đã tuyển chọn. Họ biết rằng đồng nghiệp của mình chính là những người khẳng định họ tuyển dụng đúng đắn, và họ còn muốn khẳng định những nhân viên mới này sẽ thành công với công việc của họ.

Thực sự sẽ có những lúc rất khó khăn để cho những nhà quản lý có thể quan sát một cách bao quát tất cả các bộ phận? Trong khi những nhà quản lý có vô số kinh nghiệm tuyển dụng, thì những nhân viên buồng phòng thực tế lại không có nhiều. Vậy điều gì có thể giúp những nhân viên buồng phòng này lựa chọn những ứng cử viên đúng đắn nhất?

Ở Doubletree, chúng tôi hỗ trợ những nhân viên lễ tân thực hiện quá trình phỏng vấn đôi thông qua xây dựng cấu trúc một buổi phỏng vấn để họ có thể dễ dàng học tập. Cấu trúc này bao gồm rất nhiều bước khác nhau mà họ có thể theo dõi và cung cấp cho những nhà quản trị những kiến thức khác nhau về từng công việc cụ thể, cũng như lý do mà nhân viên của họ bỏ việc:

1. Hãy phỏng vấn những nhân viên tốt nhất của bạn.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu điều gì khiến họ trở nên rất thành thục và chuyên nghiệp trong công việc của mình – tố chất hay năng lực mà bạn đang muốn tìm kiếm. Hãy phỏng vấn những nhân viên mà bạn cho rằng họ chính là những “ A-players” trong bộ phận mà bạn định bắt đầu với chiến lược phỏng vấn đôi. Những câu hỏi mà bạn nên có trong buổi phỏng vấn có thể là: Nếu như anh đang muốn tuyển dụng một nhân viên cho vị trí này, anh sẽ tìm kiếm những nhân viên như thế nào? Điều gì khiến anh có thể làm tốt công việc của mình? Một vài người có thể không thành công trong công việc của họ. Anh nghĩ yếu tố nào khiến họ không thành công trong công việc này? Bạn cũng có thể thêm vào một vài câu hỏi về tính cách như: Anh có thể cho tôi biết một tình huống khó khăn mà anh đã vượt qua không?



2. Định hướng phẩm chất của những nhân viên xuất sắc.

Từ mỗi buổi phỏng vấn 40 phút, bạn cần phải tìm ra một danh sách những phẩm chất chung của những nhân viên tài năng. Trung bình sẽ có khoảng từ 10 đến 15 phẩm chất có thể dễ dàng nhận biết, và nhà quản trị có thể từ đây tìm ra 5 đến 6 phẩm chất quan trọng nhất. Mặc dù công đoạn này có thể tốn khá nhiều thời gian, việc phỏng vấn những nhân viên tốt nhất của bạn có thể đảm bảo cho tính tin cậy của chất lượng nhân viên mà bạn đang hướng tới. Với Doubletree, phẩm chất mà chúng tôi tìm thấy từ những A-players là tinh thần phối hợp và tính cẩn thận, tỉ mỉ.

3. Xây dựng bản hướng dẫn phỏng vấn.

Một bản hướng dẫn phỏng vấn tạo nên những cấu trúc cần thiết và một quá trình công bằng để cho những nhân viên có thể dễ dàng thực hiện. Nó cũng hỗ trợ trong việc tìm kiếm ra những A-players trong khi giảm thiểu những ảnh hưởng của cảm tính trong quá trình tuyển dụng. Bởi vì sẽ có ba người phỏng vấn khác nhau – một nhân viên, một nhà quản lý và một nhà tuyển dụng – kết quả cuối cùng có thể khá trung lập và khách quan. Những trường hợp có khác biệt quá lớn có thể đưa ra thảo luận sau cùng. Những câu hỏi thông dụng có thể những câu hỏi về thông tin cơ bản hay loại câu hỏi “Nếu như…”.Những câu hỏi kiểm tra hành vi có thể là loại câu hỏi về tình huống trong quá khứ. Bên cạnh việc hỏi “Thế mạnh của bạn là gì?”, người phỏng vấn có thể hỏi “ Hãy kể về một tình huống mà anh đã phải trải qua với một kết quả không hề đáng mong đợi?”. Những câu hỏi về hành vi luôn luôn yêu cầu người ứng cử viên mô tả những gì họ đã làm, dù là tiêu cực hay tích cực mà thông qua đó bạn có thể dự đoán được ứng xử của họ trong khi làm việc. Những hành vi trong quá khứ luôn có khả năng giúp bạn định hướng những cách ứng xử trong tương lai. Một cách logic thì những ứng cử viên không có khả năng kể về câu chuyện của họ một cách hoàn thiện nhằm trả lời câu hỏi này thường không phải là những A-players.

4. Hãy tạo nên đội phỏng vấn nhân viên/nhà tuyển dụng/ nhà quản lý và đào tạo họ một cách cẩn thận.

Không giống như những quá trình đào tạo phỏng vấn khác, kiểu phỏng vấn này yêu cầu nhiều hoạt động thực hành, đặc biệt là đối với người nhân viên phỏng vấn. Điều đó có nghĩa bạn phải có những buổi phỏng vấn trực tiếp. Để cho mọi thứ tự nhiên chính là một cách tốt nhất để học hỏi. Những người tham gia nên có cơ hội được thực hành những kĩ thuật phỏng vấn mới, cũng như là học cách áp dụng những cách chấm điểm cố định cho những ứng cử viên và học cách khách quan trong quá trình chấm điểm của mình. Chiếc chìa khóa dẫn đến thành công chính là học cách tìm kiếm ra những dấu hiệu, ví dụ như một câu chuyện vô nghĩa là câu chuyện mà ứng cử viên kể ra dựa trên những từ ngữ như: thường xuyên, đa số, luôn luôn, nên, có thể hay một câu chuyện không hoàn thiện thường có xu hướng che đậy một điều gì đó.

Có vẻ như là chúng ta có rất nhiều việc để làm với quá trình tuyển dụng, nhưng nếu như thông qua đó bạn có thể gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và tăng doanh thu, thì thực sự quá trình này đáng để cố gắng. A-players là những nhân viên có khả năng gắn kết với bạn và giúp bạn tìm ra những phương thức nhanh nhất để cải thiện tình hình hoạt động của khách sạn. Một khi điều đó được thực hiện, bạn sẽ hoàn toàn ngạc nhiên với sự gắn bó của nhân viên, cũng như những đóng góp có giá trị mà họ mang đến cho bạn.

Một vài năm trước đây, sau khi mà quá trình phỏng vấn đôi đã hoàn thành, một đội quản lý của khách sạn Doubletree cho chạy một chương trình được thiết kế nhằm tiết kiệm chi phí. Trong khu vực phục vụ, các nhà quản lý giải thích chi tiết giá trị của một vật dụng: đĩa, bát, thìa,…và nhấn mạnh vào việc những ảnh hưởng tài chính có thể gia tăng như thế nào nếu như bỏ những loại vật dụng này bởi vì mỗi lần sử dụng xong, phòng tiệc luôn luôn được dọn dẹp quá nhanh. Thông điệp được chuyển đi khắp khách sạn. Một vài ngày sau khi nhà quản lý đến khách sạn, anh ấy đã trông thấy một chiếc bàn với rất nhiều nhân viên phục vụ đang đứng cùng với 8 chồng đĩa, ngay trước đồng hồ nơi bất cứ nhân viên nào cũng có thể trông thấy. Có một thông điệp được gắn trên bàn với nội dung “Chúng tôi tìm thấy chúng trong thùng rác, trị giá 1200 đôla”.

Nếu như bạn cung cấp cho những nhân viên A-players những con số liên quan tới công việc của họ, họ sẽ luôn luôn cố gắng để giúp bạn đạt được đó. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn cần những A-players tham gia vào quá trình tuyển dụng, bởi thông qua đó, chúng ta có thể tìm thấy những ứng viên tuyệt vời tương tự hay thậm chí hơn họ.

Người viết: Ann Rhoades

Trích liên kết: https://www.hcareers.com/article/employer-articles/4-crucial-hospitality-recruitment-strategies

Sưu tầm

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Những điều cần biết về các chức vụ quản lý nhà hàng

Không phải mọi chức vụ quản lý đều có vai trò giống nhau trong ngành công nghiệp nhà hàng. Trên thực tế, mỗi chức vụ quản lý nhà hàng sẽ có những công việc chuyên môn riêng và thường không dễ dàng thay đổi. Mặc dù  đối với nhà hàng nhỏ, quản lý nhà hàng thường xuyên đảm nhận những nhiệm vụ bên ngoài những công việc chuyên môn của họ, nhưng hầu hết ở các nhà hàng thì mỗi chức vụ quản lý nhà hàng sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt.


Tổng giám đốc
Tổng giám đốc có thể là chủ sở hữu hay một nhân viên. Với chức vụ này, tổng giám đốc sẽ kiểm soát công việc của các chức vụ quản lý khác và các nhân viên khác trong doanh nghiệp. Một tổng giám đốc nhà hàng tốt có thể lãnh đạo và tổ chức nhân viên thật sự tốt, dù là trong hay ngoài công việc. Tổng giám đốc khách sạn sẽ giám sát các hoạt động thường ngày và đảm bảo các loại thực phẩm sẽ được chuẩn bị đúng thời điểm và đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm. Giám đốc cũng sẽ chịu trách nhiệm để đảm bảo sự  hài lòng của khách hàng và giải quyết tất cả những vấn đề khiếu nại hay mối bận tâm của khách hàng trước khi cần tới sự can thiệp của chủ sở hữu nhà hàng. Được chứng nhận như một chuyên gia quản lý dịch vụ thực phẩm cũng là một lợi  thế, nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các doanh nghiệp. Để có thể thể thành một chuyên gia quản lý dịch  vụ  thực phẩm, một tổng giám đốc cần phải đáp ứng những yêu cầu về giáo dục và kinh nghiệm được đề ra bởi những cơ quan có thẩm quyền hay những tổ chức quốc tế có uy tín.


Giám đốc trợ lý
Giám đốc trợ lý hỗ trợ tổng giám đốc kiểm soát mọi hoạt động trong nhà hàng hàng ngày. Đó cũng phải là người sẽ đảm nhiệm tất cả những nhiệm vụ quản lý khác – bao gồm cả nhiệm vụ của tổng giám đốc – khi bất kỳ một nhà quản lý nào vắng mặt tại nhà hàng. Có khả năng nấu nướng là một điều quan trọng, bởi giám đốc trợ lý có thể sẽ phải thay nhân viên nấu nướng trong trường hợp cần thiết. Trợ lý giám đốc cũng cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về công việc của tổng giám đốc, vấn đề an toàn thực phẩm, hay tất cả những kiến thức cần thiết trong quản lý bếp hay nhà hàng. Mặc dù công việc của một giám đốc trợ lý không có những yêu cầu về giáo dục chính thống, những chương trình đào tạo về quản lý nhà hàng có thể sẽ có mang lại nhiều lợi ích trong quá trình làm việc.
Bếp trưởng điều hành
Bếp trưởng điều hành được coi là hậu phương vững chắc của tổng giám đốc. Ông ấy sẽ là người kiểm soát nhân viên trong bếp và đảm bảo quá trình chuẩn bị thực phẩm đều tuân thủ theo công thức hay các quy định về an toàn thực phẩm. Bếp trưởng điều hành phụ trách các loại sản phẩm tồn kho, đơn hàng cũng như nguồn ngân sách để mua thực phẩm. Ông ấy điều hành, đào tạo, và tuyển dụng tất cả những nhân viên phòng bếp và hỗ trợ trong việc tạo lập những công thức mới theo phong cách nhà hàng. Mặc dù công việc này không yêu cầu những cấp bậc giáo dục chính thống, hầu hết chủ sở hữu nhà hàng đều thích có những bếp trưởng quản lý là những người đã tham gia những khóa đào tạo ẩm thực hay những chương trình chính thống.
Maitre’De
Những nhà quản lý Maitre’De quản lý phía bên trong nhà hàng. Cô ấy là người sẽ kiểm soát hoạt động của nhân viên phục vụ, nhân viên quầy tiếp tân,.v..v.. Cô ấy sẽ sắp xếp các vị trí thích hợp để tất cả các nhân viên đều đảm nhiệm những nhiệm vụ công bằng và có lượng khách quen như nhau, cũng như nâng cao tinh thần đồng đội giữa nhân viên phục vụ và nhân viên buồng bếp. Maitre’De chắc chắn là những người đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi họ bước vào nhà hàng, chính vì vậy nên cô ấy cần phải có những kĩ năng phục vụ khách hàng chuẩn mực. Bằng cấp trung học cơ sở tương đương hay những kinh nghiệm trong quá khứ như làm việc với vai trò một người phục vụ có thể thực sự cần thiết đối với vai trò của một Maitre’De. Nguồn năng lượng tràn đầy và sức bền bỉ chính là những yêu cầu đối với vị trí này.
Người viết:  Shailynn Krow, Demand Media

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

5 CÁCH ĐỂ NÂNG TẦM THƯƠNG HIỆU KHÁCH SẠN CỦA BẠN

Trả lời những đánh giá của khách hàng trên các trang mạng xã hội chiếm khá nhiều thời gian. Dưới đây là một vài thủ thuật có thể giảm bớt quá trình đó và thúc đẩy thiện chí của các khách hàng cũ và các khách hàng tiềm năng.

Quản lý thương hiệu khách sạn luôn là ưu tiên đối với các chủ sở hữu và các nhà điều hành. Và với việc người tiêu dùng đang ngày càng sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông để nêu lên những nhận xét, đánh giá về những trải nghiệm du lịch của họ cũng dẫn tới việc các nhà điều hành phải dành nhiều thời gian hơn cho việc trả lời các phản hồi đó để nâng tầm thương hiệu của khách sạn.

Michael Morton, nguyên quản lý của Best Western International đã nói rằng: “Thỉnh thoảng chúng tôi luôn phải vật lộn với việc quản lý thương hiệu của Best Western bởi nhiều thành viên của chúng tôi đang vừa là chủ sở hữu vừa là nhà điều hành của hầu hết các khách sạn trung và cao cấp, và nhiều trường hợp còn phải làm việc tại các khách sạn, dẫn tới việc không có nhiều tầng lớp quản lý. Và với tốc độ, số lượng nhận xét đánh giá đang gia tăng lên mỗi ngày chúng tôi không thể đáp ứng được việc phải cử một vài người trong số nhân viên của chúng tôi, ngồi cả ngày chỉ để tìm kiếm và trả lời các nhận xét.

Trong khi đó, dựa vào một nghiên cứu từ Lodging Interactive, 56% chủ khách sạn trả lời các nhận xét được đăng trên trang TripAdvisor và 17% phản hồi trên Expedia. “Việc quan tâm tới doanh thu người tiêu dùng tạo ra có thể tạo nên ấn tượng mạnh đối với lượng khách hàng trọng yếu của khách sạn”, Morton nói. Ông ấy chỉ ra rằng những nghiên cứu của Medallia đã mang đến hiệu quả tích cực trong việc quản lý thương hiệu có thể đánh giá dựa trên số người sử dụng dịch vụ.


Dữ liệu chỉ ra rằng lượng khách hàng đã tăng 6,4 % ở những khách sạn thuộc Best Western, nơi mà các nhà điều hành trả lời hơn 50% số lượt nhận xét của cộng đồng. Lượng khách tăng hơn 2 lần so với các địa điểm khách sạn cùng chuỗi không phản hồi lại các nhận xét trên các trang mạng xã hội. Mặc dù việc quản lý thương hiệu là một việc tốn rất nhiều thời gian, nhưng chúng tôi có thể khiến quá trình đó dễ dang và hiệu quả hơn, thông qua một số mẹo nhỏ sau:

1. Phản hồi ngay khi có thể

Theo Chris Jackson, chủ tịch và đối tác của Gcommerce, một công ty tư vấn tiếp thị kĩ thuật số đã nói rằng, các nhà quản lý khách sạn cần phải coi những ý kiến phản hồi trực tuyến giống như việc nhận được những lời phàn nàn, nhận xét hay góp ý trực tiếp ở quầy lễ tân.

Ông ấy còn nói rằng: “Cho dù khách hàng nhận xét theo hướng tích cực hay tiêu cực, một khi họ đã tiếp cận các thành viên trong khách sạn, tất cả đều phải hướng họ về phía dịch dụ khách sạn. Bạn phải là một người biết lắng nghe, đưa ra cho họ những sự lựa chọn nếu có một điều gì đó chưa đúng. Và cũng giống như việc bạn không thể quay lưng về phía họ khi họ phàn nàn ở quầy lễ tân, bạn cũng sẽ không thể phớt lờ khi họ đưa ra những nhận xét trực tuyến. Khách hàng nhận được những phản hồi, giải đáp nhanh chóng sẽ khiến họ có cảm giác tin tưởng vào dịch vụ mà họ sẽ bỏ tiền để sử dụng”.

Theo Jesse Ostrum, phó chủ tịch quản lý doanh thu nhóm khách sạn Vantage đã nói: “Không có bất kì thời gian biểu cụ thể nào, với bất cứ mối quan hệ khách hàng, đều cần phải phản hồi nhanh nhất có thể. Tôi không biết có vấn đề gì trong vòng ba đến sáu giờ, nhưng chắc chắn bạn nên trả lời trong vòng 24 giờ”.

Ngoài ra ông Riko van Santen, phó chủ tịch chiến lược marketing trực tuyến của khách sạn Kempinski cũng bổ sung rằng dù việc trả lời nhanh chóng là cần thiết nhưng chất lượng câu trả lời cũng rất quan trọng. Ông ấy phát biểu rằng: “Nhìn chung, trả lời càng nhanh tương tác với khách hàng càng tốt, nhưng với những nhận xét và phàn nàn cụ thể, tốt hơn bạn nên cân nhắc kĩ, chuẩn bị cho một phản hồi thỏa đáng hơn là chỉ trả lời cho có.


2. Tạo sự thân mật, gần gũi

Mặc dù số lượng nhận xét của khách hàng có thể quá tải so với những người điều hành khách sạn, nhưng những phản hồi cũng nên kèm theo thông tin liên lạc nếu cần.

Theo như Brian Tkac, giám đốc điều hành marketing và sales cho tập đoàn khách sạn Hostmark đã nói rằng: “Khách hàng ngày nay luôn tìm kiếm những thông điệp rõ ràng, trung thực trong việc tiếp thị và truyền thông. Thông thường, những phản hồi đóng sẽ khiến bạn mất đi những khách hàng tiềm năng và tạo ra những phản ứng tiêu cực với thương hiệu của bạn và không giúp bạn xây dựng mối quan hệ mà bạn hi vọng sẽ khám phá thêm được nhiều khách hàng”.

Jim Maguire, phó chủ tịch của bộ phận chăm sóc khách hàng của Vantage đã nói: “Chúng tôi luôn đảm bảo những phản hồi phải thật chuyên nghiệp, nhưng chúng tôi cũng yêu cầu họ điều chỉnh một chút vì mỗi tình huống sẽ có cách phản hồi khác nhau. Đảm bảo sửa đúng tên khách hàng. Đảm bảo bạn đang trả lời một sự phàn nàn cụ thể kèm theo tên khách hàng để khiến câu trả lời trở nên gần gũi hơn”.

3. Phản hồi cả những nhận xét tích cực lẫn tiêu cực

Nhiều tài liệu đã nói rằng các khách sạn nên phản hồi theo nhiều hướng với các nhận xét cửa các khách hàng- cả tích cực lẫn tiêu cực.

Philio Barnes, quản lý Fairmont Pacific Rim ở Vancouver, Canada đã nói rằng: “Bạn nên đặt mình vào vị trí của khách hàng. Họ bỏ thời gian ra để nói về những trải nghiệm của họ, nên bạn cũng cần nói cho họ biết bạn đã nhận được đánh giá của họ và sẽ chia sẻ những đánh giá đó tới các nhân viên trong khách sạn”.

Van Santen của Kempinski đã nói rằng việc phản hồi lại các nhận xét giúp cho các giám đốc và các thành viên khác của khách sạn tương tác với các khách hàng. Ông ấy nói rằng: “Đó là cơ hội để xây dựng niềm tin cho các khách hàng tương lai để chỉ ra sự gắn kết và thấu hiểu những điều mà khách hàng chia sẻ”.

4. Tạo văn hóa cho doanh nghiệp


Tkac nói rằng những người kinh doanh khách sạn nên quản lý thương hiệu như một phần điều hành văn hóa khách sạn bởi nhiều lý do. Ông ấy cho rằng: “Các lời nhận xét cung cấp dữ liệu về hành vi tiêu dùng của khách hàng, khi tích hợp các ứng dụng marketing sẽ tập trung đội điều hành dựa trên những kinh nghiệm khách hàng và giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định marketing tự tin hơn”.

Barnes cho biết ông đã kết hợp được tầm quan trọng của quản lý thương hiệu vào cuộc hội đàm với các nhân viên mới tại các buổi định hướng của mình. Ông cũng chia sẻ thêm rằng: “Khi tôi nói chuyện với họ về tầm quan trọng của việc chăm khách hàng, tôi đã khuyên họ lên mạng và đọc những nhận xét trên TripAdvisor về khách sạn và các đồng nghiệp của họ. Điều đó tạo ra bước khởi đầu cho họ khi bắt đầu sự nghiệp với chúng tôi”.

Best Western’s Morton đã nói rằng đào tạo chuyên môn là chìa khóa tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

5. Có trách nhiệm với những phản hồi của mình

Mỗi khách sạn có một thương hiệu riêng, cho nên mỗi chủ khách sạn và những người quản lý cần giữ lấy vị thế của mình với các khách hàng trong quá khứ và tương lai.

Ostrum of Vantage nói rằng: “Đó là vấn đề về trách nhiệm. Các nhà quản lý phải có trách nhiệm đối với những gì khách hàng nhận xét: tốt, xấu hay thờ ơ. Họ không thể lờ đi hay phàn nàn. Họ cần gánh lấy trách nhiệm cho tình huống đó và đưa ra hướng giải quyết. Khách hàng đều đang tìm kiếm ai đó có thể lắng nghe và đưa cho họ những phản hồi hữu ích”. Ông ấy cũng bổ sung thêm rằng: “Nếu bạn làm được những điều đó, khách sạn của bạn nhất định sẽ thành công”.

Sưu tầm