Quản lý khách sạn phải luôn chắc chắn rằng nhân viên của họ đang cung cấp một dịch vụ thân thiện và chất lượng nhất đến khách hàng. Họ là người quyết định thuê bao nhiêu nhân viên, ở những vị trí nào, thực hiện các công cụ tiếp thị và tài chính của khách sạn và đảm bảo các hoạt động được diễn ra đúng lịch trình.
Chính vì thế, quản lý khách sạn là một vị trí then chốt trong khách sạn, người phải làm việc nhiều hơn 40 giờ một tuần. Chủ khách sạn có thể thuê một người khác đảm nhận vị trí này hoặc chính bản thân họ. Quản lý khách sạn phải có khả năng xử lý các tình huống căng thẳng từ việc chăm sóc khách hàng, chú ý đến chi tiết nhỏ trong hoạt động của khách sạn đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tuyệt vời và kỹ năng lắng nghe khách hàng trong bất cứ trường hợp nào.
Kiểm soát căng thẳng trong công việc
Đảm nhận vị trí quản lý khách sạn đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc nhiều hơn và quản lý nhiều nhân viên ở các phòng ban khác nhau cùng lúc: bạn sẽ cần phải theo dõi các nhân viên trong quá trình họ lau dọn, làm bếp, ở quầy lễ tân và các hoạt động khác, tùy thuộc vào quy mô của khách sạn bạn đang quản lý. Do khối lượng lớn công việc cần đảm bảo hoàn thành cùng lúc nên bạn rất dễ gặp căng thẳng. Ví dụ, nếu những nhân viên vệ sinh bỏ qua việc dọn phòng cho khách hoặc các đầu bếp không tuân thủ các quy định vệ sinh có sẵn của nhà hàng, bạn có thể sẽ phải tiếp nhận những khiếu nại của khách hàng.
Kiểm soát những căng thẳng trong công việc đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc của một quản lý khách sạn, nếu nhân viên của bạn thấy rằng bạn đang lo lắng và khó chịu, họ cũng sẽ trở nên căng thẳng và buồn bã. Từ đó, rất có thể tâm lý của họ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của họ, họ có thể cung cấp một dịch vụ không tốt hoặc cung cấp sai dịch vụ cho khách hàng. Kiểm soát căng thẳng và xử lý những tình huống căng thẳng là một cách giúp cả bạn lẫn nhân viên của bạn có một tâm trạng tốt trong công việc, cho phép bạn giải quyết bất kỳ vấn đề nào của khách sạn một cách nhanh chóng.
Khả năng quan sát tốt
Một khả năng quan sát tốt là kỹ năng cần thiết cho người quản lý khách sạn. Khách sạn phải được vận hành theo các tiêu chuẩn cụ thể. Bạn cần phải chắc chắn rằng những nhân viên vệ sinh đang dọn dẹp phòng đúng cách và duy trì điều kiện vệ sinh trong khách sạn của bạn. Bạn cũng sẽ cần phải thực hiện các hướng dẫn y tế khi chuẩn bị thức ăn cho khách hàng, chẳng hạn như rửa tay đúng cách và chuẩn bị thức ăn và theo dõi nhiệt độ nấu ăn. Đội thanh tra trong khu vực có thể gõ cửa khách sạn của bạn bất cứ khi nào để kiểm tra vấn đề này.
Hơn nữa, mọi hoạt động đang diễn ra trong khách sạn, là một người quản lý, bạn cũng cần nắm rõ hơn ai hết. Đừng bao giờ để bất cứ nhân viên nào làm việc riêng sau lưng bạn hoặc họ sẽ bị mất kiểm soát trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ gửi đến khách hàng. Việc thường xuyên đốc thúc, kiểm tra công việc của nhân viên một phần giúp bạn giải quyết những vấn đề phát sinh kịp thời, phần còn lại tạo cho nhân viên ý thức làm việc tốt hơn bởi họ biết luôn có những người có thể kiểm tra họ bất cứ lúc nào.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn sẽ cần nếu muốn trở thành một người quản lý khách sạn. Tại nơi làm việc, bạn sẽ phải quản lý nhân viên từ tất cả các phòng ban cũng như làm việc với khách hàng. Bạn cần phải cho nhân viên thấy rằng họ có đang làm việc đúng cách hay không và khuyến khích họ nếu cần. Hoặc cũng có thể là nở một nụ cười tươi với bất cứ khách hàng nào để họ nhận ra rằng quyết định lựa chọn khách sạn của bạn là đúng đắn.
Là một người quản lý khách sạn, bạn sẽ cần phải thường xuyên giao tiếp với nhân viên để đảm bảo lịch trình công việc đúng và cho họ biết thời điểm nào khách sạn bận rộn nhất (nhất là với những nhân viên mới). Giao tiếp với nhân viên hay khách hàng không chỉ là cách giúp bạn tạo dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó hơn mà còn giúp bạn hiểu được họ đang nghĩ gì, họ có muốn chia sẻ điều gì với bạn không.
Kỹ năng lắng nghe
Là một quản lý khách sạn, bạn có thể sẽ phải giao tiếp với nhiều nhân viên và khách hàng cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu bạn không lắng nghe những gì họ đang nói, bạn có thể bỏ lỡ một vấn đề quan trọng nào đó cho khách sạn từ khách hàng, đó có thể là những ý tưởng dành cho khách sạn mà bạn chưa từng nghĩ đến hoặc nhu cầu, mong muốn của họ khi đến khách sạn của bạn. Điều này có thể gây tổn hại đến uy tín của khách sạn và sau cùng là công việc kinh doanh tụt dốc. Đây là lý do tại sao bạn hãy dành thời gian để lắng nghe những gì mọi người xung quanh nói; mối quan tâm của người lao động về môi trường làm việc cũng có thể giúp môi trường làm việc giải tỏa được bức bách từ đó nâng cao hiệu quả công việc chung.
Nếu bạn lắng nghe họ và làm việc với họ để cải thiện tình hình, bạn sẽ nâng cao được sự hài lòng của khách hàng. Lắng nghe những mối quan tâm và nhu cầu của khách hàng sẽ giúp tình hình kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn, khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và họ chắc chắn sẽ quay lại.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét