Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Ý nghĩa quốc hoa của các nước trên thế giới

Cũng giống như quốc kì, quốc ca, quốc hoa là loài hoa tiêu biểu, là đại diện cho nét đặc trưng văn hóa của dân tộc. Ngoài vẻ đẹp, loài hoa được chọn còn phải bao hàm ý nghĩa về mặt biểu tượng và tâm linh với mỗi quốc gia. Đặc biệt hơn những loài hoa thông thường, ở quốc hoa người ta thường tìm thấy nét văn hóa đặc trưng, lịch sử lâu đời của một đất nước có cương vực lãnh thổ hoàn chỉnh. Nhắc đến loài hoa ấy, người ta có thể liên tưởng đến những đức tính tốt đẹp của con người, dân tộc đó.
Tulip - Quốc hoa Hà Lan

Nhắc đến hoa tulip là người ta nghĩ ngay đến Hà Lan như là một nét đặc trưng văn hóa của đất nước này.
Nhắc đến hoa tulip là người ta nghĩ ngay đến Hà Lan như là một nét đặc trưng văn hóa của đất nước này. Tuy nhiên, đây không phải là một loài hoa bản địa mà có nguồn gốc từ các quốc gia Hồi Giáo vùng Turkestans, Ba Tư. Khoảng giữa thế kỉ 16, hoa tulip được đưa từ đế quốc Ottoman, Thổ Nhỹ Kì vào châu Âu và rất được ưa chuộng tại nhiều nước, đặc biệt là Hà Lan.
Ngành du lịch Hà Lan thu hút được nhiều du khách quốc tế cũng chính nhờ những công viên, vườn hoa rực rỡ các loài Tulip. Ngoài ra cho đến nay, hoa Tulip vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Hà Lan với điểm đến là 125 quốc gia trên thế giới, mang về cho đất nước này không ít ngoại tệ.
IRIS - Biểu tượng của hoàng gia Pháp

Quốc hoa được Pháp lựa chọn là hoa Iris với hình ảnh hoa đã được cách điệu có tên là “fleur-de-lis”.
Iris được xem là sứ giả mang đến điềm lành. Ba cánh hoa Iris đại diện cho lòng trung thành, sự khôn ngoan và dũng cảm. Iris là biểu tượng của Hoàng gia và sự che chở thần thánh, loài hoa đầy sức thu hút này được rất nhiều người ngưỡng mộ. Vua chúa nước Pháp đã dùng nó làm biểu tượng hoàng gia và gọi là Fleur-de-lis. Iris là biểu tượng của nước Pháp từ thế kỷ 13. Hoàng gia Pháp trang trí hoa trên áo choàng, đồ vật trong cung điện và trên những bức tường như biểu hiện của sự toàn bích, ánh sáng và cuộc sống. Ngoài vẻ đẹp kiêu sa, Iris còn có giá trị rất cao trong chiết xuất hương liệu làm nên nhiều loại nước hoa thượng hạng của đất Pháp.
Hoa súng - Quốc hoa Bangladesh

Hoa súng trắng là Quốc hoa của Bangladesh từ năm 1971.
Trong thực vật học, hoa Súng được xếp vào bộ Nymphaeales, xuất xứ từ chữ "numpho" để chỉ những nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, đây là những nữ thần trẻ trung, xinh đẹp sống ở sông suối, ao hồ.
Hoa súng trắng là Quốc hoa của Bangladesh từ năm 1971. Ngoài màu trắng chủ đạo, hoa Súng còn có nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau, tô điểm cho vẻ đẹp của những mặt hồ tĩnh lặng. Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa cả vào ban ngày hoặc ban đêm. Hiện nay, hoa súng tồn tại với khoảng vài trăm giống khác nhau.
Hoa hồng - “Sự lựa chọn hoàn hảo”

Với vẻ đẹp, hình dáng và hương thơm đặc trưng đầy sức lôi cuốn, hoa hồng là loài hoa biểu trưng được lựa chọn nhiều nhất tại các nước phương Tây.
Nếu trước nay khi nhắc đến Bulgaria, người ta vẫn nói đây là xứ sở hoa hồng, nên một điều chắc chắn hoa hồng là Quốc hoa của nước này. Tuy nhiên, ít ai biết được sự kiêu sa và diễm lệ của “nữ hoàng hoa” đã giúp hoa hồng trở thành biểu tượng của khoảng một chục nước khác, từ các cường quốc hùng mạnh như Mỹ, Anh, đến các quốc gia Hồi giáo vùng Vịnh như Iraq. Những nước cũng chọn hoa hồng làm Quốc hoa là Maldives, CH Czech, đảo Síp, Ecuador, Luxembourg, Slovakia, Morocco.
Hoa mẫu đơn - Trung Hoa quốc sắc

Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”.
Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công bố chính thức nào từ phía Nhà nước Trung Quốc công nhận hoa mẫu đơn là Quốc hoa vì vẫn đang còn cân nhắc giữa nhiều loại hoa khác.
Lan chuông - "Hạnh phúc trở về" Phần Lan

Linh Lan chuông được coi là Quốc hoa của đất nước Phần Lan.
Hoa Linh Lan, còn gọi là hoa Lan Chuông, thuộc loài lưu niên thân thảo, thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ.
Hoa Linh Lan còn biểu tượng của sự phục sinh của Chúa. Vì theo truyền thuyết, chúng mọc lên từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ dưới chân Thánh giá. Linh Lan thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder Of Heaven - nấc thang dẫn đến Thiên đàng. Bởi những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang. Linh Lan đã trở thành Quốc hoa của đất nước Phần Lan xinh đẹp.
Hoa anh đào - Thắm đượm tinh thần dân tộc Nhật Bản

Hoa anh đào là biểu trưng cho sắc đẹp, sự thanh cao, trong trắng nhưng cũng đượm chút nỗi buồn vì sự ngắn ngủi, phù dung của một “kiếp hoa”.
Xuất hiện ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và cả châu Mỹ nhưng hoa anh đào dường như đã gắn liền với đất nước Nhật Bản. Đặc điểm của loài hoa này là thường rơi khi còn đang độ tươi thắm nên nó gắn liền với tinh thần võ sĩ đạo samurai, biết chết một cách cao đẹp. Người dân Nhật Bản, nhất là những võ sĩ Samurai, đặc biệt yêu thích hoa Anh đào bởi cái đẹp tinh khiết nhưng mong manh của nó. Loài cây này mọc phổ biến khắp nơi trên đất nước mặt trời mọc. Tuy vòng đời của mỗi cánh hoa ngắn ngủi nhưng hình dáng trong trắng của hoa khiến người Nhật liên tưởng đến hình ảnh những võ sĩ Samurai xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Với tinh thần thượng võ, sự sống và cái chết nhiều khi đối với họ cũng nhẹ nhàng như chính những cánh hoa Anh đào, rơi xuống trong sự tinh khôi.
Hoa sen - Ý nghĩa từ nguồn cội

Hoa sen là Quốc hoa của hai quốc gia đó là Ấn Độ và Việt Nam
Ấn Độ là một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa gắn liền với hình ảnh hoa sen. Từ thời cổ đại, hoa sen đã là biểu tượng thiêng liêng của người Hindu, có vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của họ. Hình ảnh hoa sen hiện diện rất nhiều trong truyền thuyết, thơ ca, kiến trúc và cuộc sống thường nhật của người Ấn Độ. Do đặc trưng của loài hoa này “sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nên nó là tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của tâm hồn.
Vào cuối năm 2011, Việt Nam cũng đã thống nhất chọn hoa sen hồng làm quốc hoa sau khi cân nhắc lựa chọn, bình chọn giữa các loài hoa như hoa mai, hoa đào, ... Mọc ở nhiều ao hồ, sen hồng (Nelumbo nucifera) có vị trí đặc biệt trong tâm linh và văn hóa của người Việt Nam. Vươn lên từ bùn lầy để đón ánh sáng, hoa sen là tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh. Hình tượng hoa sen có vai trò rất quan trong trong các công trình kiến trúc, điêu khắc và tác phẩm văn học nghệ thuật trải dài trong nhiều thế kỷ của người Việt.
Hoa Thạch lựu - Thắp sáng Tây Ban Nha

Trên quốc huy của Tây Ban Nha có bông Thạch lựu đỏ tươi, Quốc hoa của xứ sở bò tót.
Thạch lựu thường ra hoa vào dịp đầu hè, trong tán lá xanh mướt lập lòe những bông hoa như những đốm lửa hồng báo hiệu hè đến.
Người dân Tây Ban Nha thưởng thức vẻ đẹp của hoa thạch lựu và chỉ sau đó khoảng 3 tháng là được nếm những trái thạch lựu vừa ngọt, mát và giòn. Với người Tây Ban Nha, hoa thạch lựu là biểu tượng của phú quý, cát tường và phồn vinh. Trên đất nước này, bất luận là thành thị hay nông thôn, miền xuôi hay miền ngược, trong vườn hay ngoài công viên, đâu đâu người ta cũng thấy trồng thạch lựu.
Hoa hướng dương - Tâm hồn Nga, tính cách Nga

Mỗi bông hoa hướng dương bản thân nó cũng như một mặt trời nhỏ tỏa ánh sáng rực rỡ xuống thế gian, tượng trưng cho tính cách hào sảng, đường hoàng và sự tỏa sáng.
Người dân Liên Xô trước đây chọn loài hoa hướng dương làm Quốc hoa của mình bởi một lẽ đơn giản, họ và loài hoa này đều hướng về phía mặt trời, hướng về cội nguồn ánh sáng. "Vật đổi sao dời", Liên bang Xô Viết tan rã, nhưng nước Nga ngày nay vẫn chọn hướng dương là Quốc hoa của mình bởi không một loài hoa nào lột tả hết được tính cách Nga, tâm hồn Nga như loài hoa ấy.
Xương rồng, quốc hoa Mexico

Xương rồng được coi như loài hoa "anh hùng sa mạc", là Quốc hoa của đất nước Mexico.
Chính những rặng xương rồng trải khắp nơi trên đất nước này đã làm nên nét riêng biệt cho Mexico, với người dân nơi đây xương rồng là biểu trưng của nghị lực và tính cách ngoan cường, bất khuất. Hàng năm vào trung tuần tháng 8, người Mexico thường tổ chức lễ hội hoa xương rồng ở vùng ngoại ô thủ đô Mexico City. Cả nhà chức trách địa phương lẫn người dân đều treo đèn kết hoa, tổ chức nhiều loại hình triển lãm nghệ thuật với đề tài cây xương rồng.
Hoa Muồng hoàng yến - Quốc hoa Thái Lan

Hoa Ratchaphruek cũng tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp của người Thái.
Quốc hoa của Thái Lan là hoa Ratchaphruek (Muồng hoàng yến - Cassia fistula), loài hoa màu vàng nở thành chùm rực rỡ. Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như là màu sắc của Phật giáo và sự vinh quang. Hoa Ratchaphruek cũng tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp của người Thái. Loài hoa này thường được trồng dọc theo lề đường phố ở Thái Lan.
Hoa Dâm bụt - Malaysia

Loài hoa năm cánh màu đỏ tươi này là Quốc hoa đại diện của Malaysia.
Quốc hoa của Malaysia là bunga raya (hoa dâm bụt - Hibiscus rosa-sinensis), loài hoa 5 cánh có màu đỏ tươi. 5 cánh của loài hoa này đại diện cho "Năm nguyên tắc quốc gia" - triết lý quốc gia của Malaysia trong việc tăng cường đoàn kết và hòa giải dân tộc, trong khi màu đỏ tượng trưng cho lòng quả cảm. Loài hoa này được trồng trên khắp đất nước Malaysia.
Hoa Sứ - Lào

Quốc hoa biểu tượng của đất nước triệu voi là hoa sứ
Quốc hoa, đồng thời là biểu tượng chính thức của CHDCND Lào là dok champa (hoa đại - Plumeria). Đối với người dân Lào, dok champa đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống. Loài hoa này thường được sử dụng để trang trí các nghi lễ hoặc làm thành vòng hoa chào đón khách. Hoa dok champa được trồng phổ biến trên toàn lãnh thổ Lào, đặc biệt là gần khu vực các tu viện.

Sưu tầm

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Văn hóa ăn uống của các quốc gia trên thế giới

Với một tín đồ yêu du lịch và thích khám phá những chân trời mới thì việc “nhập gia tùy tục” trong từng nền văn hóa khác nhau là một điều rất cần thiết. Dưới đây là những tips giúp bạn tránh khỏi phút bối rối không đáng có khi tham gia vào một bữa tiệc ở một vài quốc gia trên thế giới.
Ở Thái Lan, không nên cho thức ăn vào miệng bằng nĩa
Ở Thái Lan, trong những bữa cơm thì nĩa không phải là dụng cụ mà chúng ta dùng để ăn trực tiếp mà chỉ được dùng để giúp ta đẩy phần thức ăn vào thìa. Trường hợp đặc biệt là những bữa ăn không có cơm hay xôi mà chỉ có thức ăn mặn thì chúng ta vẫn có thể dùng nĩa. Ngoài ra, người Thái Lan cũng không hề dùng đũa trong bữa cơm như người Việt Nam.
.
Người Thái chỉ sử dụng nĩa để đẩy thức ăn vào thìa mà không dùng thức ăn trên nĩa
Ở Nhật Bản, đừng ngại húp thật to khi thưởng thức những bát mì ngon lành
Ở Nhật Bản, âm thanh sột soạt phát ra lúc thực khách húp những sợi mì ramen hay mì soba không những là thứ âm thanh rất vui tai, mà còn thể hiện cho người nấu hoặc chủ nhà rằng chúng ta đang thưởng thức món mì một cách ngon lành và cảm kích tấm lòng hiếu khách của họ dành cho chúng ta. Âm thanh càng to càng tốt! Một điều cần lưu ý trong văn hóa ăn uống của người Nhật là tuyệt đối không được ghép đôi đũa lại thành hình chữ thập, liếm đũa, hay cắm đũa thẳng đứng trong bát cơm vì đó được xem là hành động bất lịch sự mang đến điềm gở.
.
Ở Nhật Bản, đừng ngại húp thật to khi thưởng thức những bát mì ramen ngon lành
Ở các nước Trung Đông, Ấn Độ và một vài nước châu Phi, tuyệt đối không ăn bằng tay trái
Có lẽ những người thuận tay trái sẽ phải cân nhắc khi đến những nước này vì người bản địa ở đây cho rằng tay trái không được sạch sẽ. Vì thế, tay trái tuyệt đối không được dùng để cầm nắm thức ăn, hay thậm chí là dụng cụ nhà bếp như đũa, đĩa thức ăn và lọ muối mà chỉ được dùng cho những “hành động khác liên quan đến cơ thể con người”.
.
Ăn
Tay phải được sử dụng để bốc đồ ăn
Ở Mexico, không bao giờ ăn tacos với dao và nĩa
Lời khuyên cho các bạn là khi đến Mexico nên ăn taco bằng tay, vì hành động ăn taco bằng dao và nĩa được cho là kênh kiệu và ngớ ngẩn.
.
Khi ăn taco, hãy dùng tay mà không phải cần đến nĩa và dao
Ngược lại, ở Chile và Brazil, không bao giờ dùng tay chạm vào thức ăn
Trong văn hóa ăn uống của người Chile, nếu bạn chạm tay vào thức ăn thì đó được xem là một hành động bất lịch sự. Ở Brazil cũng vậy, thậm chí cả pizza và burger cũng được ăn bởi  dao và nĩa.
.
Ở Chile và Brazil, thậm chí khoai tây chiên cũng dùng bằng nĩa mà không dùng tay
Ở Ý, không nên gọi thêm phô mai parmesan nếu chưa được người khác mời
Cho thêm pizza rắc lên phần trên của pizza được xem là hành động “tội lỗi”. Và không phải tất cả các loại mì Ý đều dùng phô mai parmesan. Bạn sẽ nhận được những ánh nhìn khó hiểu từ người đầu bếp lẫn phục vụ khi đang thưởng thức món bucatini all’amatriciana cổ điển mà lại hỏi thêm parmesan, vì loại phô mai được dùng trong món này là pecorino. Quy tắc vàng: Người khác cho thì hãy nhận và đừng xin thêm.
Ngoài ra, Capuccino, món cà phê trứ danh của Ý cũng không được dùng từ sau 12h trưa bởi Capuccino có thể thay thế cả bữa ăn do tạo cảm giác đầy bụng khi dùng cùng những loại thực phẩm khác. Nếu bạn muốn tỉnh táo hơn, hãy gọi 1 espresso thay vì cappuccino.
.
Ở Ý, đừng hỏi thêm phô mai parmesan cho món pizza của mình nhé
Ở Pháp, họ không chia ra từng người trả bill thức ăn, chỉ một người đề nghị trả hết
Nếu sau một bữa ăn thân mật và bạn có ý hào phóng thì hãy đề nghị trả hết cho bữa ăn, người Pháp không thích sự rắc rối nên họ không thích làm phép tính toán phân chia sau mỗi bữa ăn. Quy tắc là hãy trả hết cả bữa ăn hay để một người khác làm điều đó.
Ngoài ra ở Pháp, bánh mì cũng không được coi là khai vị mà thay vào đó là để đẩy thức ăn vào nĩa. Khi ăn bánh mì, bạn hãy xé ra một phần nhỏ rồi dùng và đừng cắn trực tiếp lên ổ bánh mì.
.
Người Pháp không thích sự tính toán chi li sau mỗi bữa ăn thân mật, hãy nhớ điều đó nhé!
Ở Trung Quốc, khi ăn không nên lật úp cá sang mặt còn lại
Khi ăn xong mặt trên của cá, đừng lật cá lại về phần bên kia vì đó là hành động tượng trưng cho điềm xấu, những người Trung Quốc mê tín cho rằng lật ngược cá gợi lên hình ảnh chiếc tàu của người ngư dân bị lật giữa biển. Những người mê tín hơn nữa có thể bỏ cả phần dưới của cá, hoặc một số  người thì rút phần xương để dùng đến phần dưới mà không cần phải lật cá.
.
Một điều kiêng kị khi dùng món cá ở Trung Quốc là lật cá lại sang mặt còn lại
Ở Nga, vodka không được trộn với các loại đồ uống khác
Người Nga uống vodka nguyên chất từ chai rượu và thậm chí còn không cho đá vào. Họ cho rằng rượu Vodka nếu cho thêm bất cứ thứ gì vào sẽ làm hỏng đi sự tinh khiết của nó (beer là ngoại lệ duy nhất có thể mix với vodka).
Khi được một người Nga mời rượu vodka, đó là dấu hiệu của sự thân thiện và tin tưởng, nên nhận lời mời rượu cũng như là nhận lấy lòng thiện cảm của họ dành cho mình.
.
Một lời mời rượu Vodka được xem là một hành động bày tỏ sự thân thiện của người Nga
Rượu vodka được xem là một trong những biểu tượng của nước Nga
Cuối cùng, ở Bồ Đào Nha, tránh hỏi phục vụ thêm gia vị như muối và tiêu
Ở Bồ Đào Nha, nếu muối và tiêu không có sẵn ở trên bàn, đừng hỏi phục vụ đem thêm gia vị đến vì đó được xem là một sự mỉa mai với tay nghề nấu nếm của người đầu bếp. Quy tắc trong bữa ăn ở Bồ Đào Nha là hãy hài lòng với những gì bạn đang có.
.
Khi đang dùng bữa tại một nhà hàng Bồ Đào Nha, xin thêm muối và tiêu sẽ bị hiểu là chê bai tài nấu nướng của đầu bếp
Khi đang dùng bữa tại một nhà hàng Bồ Đào Nha, thực khách xin thêm muối và tiêu sẽ bị hiểu là chê bai tài nấu nướng của đầu bếp

Sưu tầm

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa các nước trên thế giới

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là tổng hợp ý nghĩa của các màu sắc trên thế giới mà bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch. 



1. Màu đỏ

Màu đỏ thể hiện quyền lực trong văn hoá của người Ấn Độ với nhiều ý nghĩa quan trọng như: giữa sự sợ hãi và lửa, sự giàu có và quyền lực, sự thánh thiện, khả năng sinh sản, sự cám dỗ, tình yêu và sắc đẹp. Trong trang phục của người Ấn Độ, những người phục nữ đã lập gia đình thường mặc trang phục có màu đỏ. Ngoài trang phục bạn có thể nhận biết thông qua các henna màu đỏ trên tay của cô gái và loại bột màu đỏ được gọi là sindoor được nhuộm theo chân tóc của cô gái.

Ở Nam Phi màu đỏ liên tưởng đến sự chết chóc và màu đỏ trên lá cờ ở một số nước biểu tượng cho sự mãnh liệt và hi sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. 
Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước trên thế giới

Theo truyền thống của Thái Lan, mỗi ngày trong tuần được chỉ định một màu sắc cụ thể tương ứng với một vị thần đặc biệt. Màu đỏ là màu của Chủ nhật đại diện cho thần Mặt trời Surya - người được sinh ra vào ngày này. Nhiều người dân Thái tỏ lòng kính trọng với vị thần bằng cách mặc đồ màu đỏ vào ngày sinh nhật của vị thần. 

Trong văn hoá Trung Quốc, người ta thường mặc quần áo màu đỏ vào dịp Tết cũng như trong đám cưới. Người Trung Quốc quan niệm màu đỏ mang lại may mắn, tiền tài, hạnh phúc và tuổi thọ đến với mọi người. 

2. Màu vàng

Đây là màu mang đến cho chúng ta sự vui vẻ và ấm áp, nhưng ở một số nền văn hoá khác thì lại coi màu vàng có ý nghĩa đen đủi. 

Điển hình trong văn hoá người Pháp quan niệm màu vàng có ý nghĩa là sự lừa dối, kém cỏi. Vào thế kỉ thứ 10, người Pháp thường dùng màu vàng để vẽ lên cửa nhà kẻ phản bội hoặc kẻ trộm. Và ở Đức, màu vàng cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho sự lừa dối. 
Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước trên thế giới

Ở Trung Quốc, màu vàng liên tưởng đến hành động khiêu dâm. Do đó mà người Trung Quốc thường dùng những cụm từ như "tranh ảnh khiêu dâm" hoặc"sách báo khiêu dâm" để nói về các loại phương tiện được xuất bản với những hình ảnh khiêu dâm. 

Ở nhiều quốc gia ở châu Phi, màu vàng thường chỉ dùng cho những người có địa vị cao trong xã hội, bởi vì nó gần giống với vàng, khiến người ta liên tưởng đến tiền bạc và thành công. 

Trong văn hoá Nhật Bản, màu vàng đại diện cho lòng dũng cảm, sự giàu có và tinh tế. Trong chiến tranh, các chiến binh đeo hoa cúc - đại diện cho hoàng đế ở Nhật Bản và gia đình hoàng gia như một sự cam kết của lòng dũng cảm. 

Trong văn hoá Thái Lan, màu vàng được là màu may mắn của thứ hai, được xem như ngày quan trọng trong tuần bởi vì nó đại điện cho các vị vua Bhumibol - một vị vua của Thái Lan cai trị từ 1946 và sinh vào thứ hai ngày 5/12/1927. Để tưởng nhỏ nhà vua, nhiều người dân Thái Lan mặc đồ màu vàng vào thứ hai và một số trường học yêu cầu tất cả giáo viên mặc đồng phục màu vàng trong tuần đầu tiên của tháng 12. 

3. Màu xanh nước biển

Trong văn hoá phương Tây, màu xanh nước biển thường biểu tượng cho sự u sầu, phiền muộn. Trong thực tế, màu sắc dịu nhé này còn biểu tượng cho sự thật, sự an toàn và chính nghĩa. Đây là lý do tại sao mà nhiều ngân hàng ở Mỹ như Citi and Bank thường sử dụng màu xanh trong logo của họ. 

Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước trên thế giới

Màu xanh nước biển còn được coi là màu của con trai đối lập với văn hoá Trung Quốc coi đây là màu của nữ giới. Ở nhiều quốc gia Trung Đông, màu xanh nước biển có ý nghĩa là sự an toàn, sự bảo vệ, che chở. Nó bểu tượng cho chúa trời, đấng tối cao và sự bất tử. Ngoài ra, một số nước Mỹ Latinh cũng coi màu xanh nước biển tại diện cho sức khoẻ, tiền bạc. 

Đối với những người theo đạo Do Thái, màu xanh nước biển là màu sắc thiêng liêng, đại diện cho các vị thần. Trong đạo Hindu, nó là màu của vị thần Krishna - vị thần tối cao của đạo Hindu đại diện cho tình yêu và sự vui vẻ. 

4. Màu xanh là cây


Màu xanh lá cây thường được chia sẻ trong nhiều ý nghĩa phổ biến trên khắp thế giới bao gồm tự nhiên, sinh học, nhận thức môi trường, quân đôi và màu sắc ở tín hiệu đèn giao thông. 

Trong văn hoá phương Tây màu xanh lá cây đại diện cho mùa xuân, tiền bạc, sự tươi mới, sự thiếu kinh nghiệm, sự đố kị, tính tham lam và giáng sinh (khi kết hợp với màu đỏ). 
Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước trên thế giới

Với người châu Á, màu xanh lá cây liên quan đến cuộc sống sinh sôi nảy nở, sự trẻ trung, sức khoẻ và tiền tài. Trong khi đó, ở Trung Quốc lại quan niệm nam giới đội mũ xanh lá cây là điều cấm kỵ bởi vì nó nghĩa là người đàn ông đó đang bị vợ cắm sừng. 

Sau khi giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào thế kỷ 19, Mexico đã chọn màu xanh lá cây vào cờ nước mình biểu tượng cho sự độc lập. Đi qua văn hoá của người Nam Mỹ lại coi màu xanh là cây biểu tượng cho sự chết chóc.

5. Màu tím 
Màu tím thường mang ý nghĩa về sự giàu có, quyền lực và độc quyền trong nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều quốc gia, thuốc nhuộm màu tím cực kì hiếm và rất khó để sản xuất bởi vì nó được chiết xuất từ ốc biển. Do đó, quần áo có màu tím được bán khá đắt và nó cũng biểu tượng địa vị của các vua chúa. 
Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước trên thế giới

Cũng như màu đen tượng trưng cho sự chết chóc và trở thành biểu tượng ở một số quốc gia. Màu tím cũng được coi với ý nghĩa như vậy ở một số nước như ở châu Âu, Mỹ, Italy, Brazil, Thái Lan, Ấn Độ và các tín đồ Công giáo. Ở Thái Lan và Brazil, theo phong tục thì màu tím mặc cùng với màu đen để để tang người thân đã khuất. Trong văn hoá người Brazil, cũng xem màu tím là màu không may mắn và chỉ được mặc trong lễ tang. 

Tại Mỹ, màu tím biểu tượng cho sự cảm đảm và danh dự được đại diện bởi Purple Heart – giải thưởng cao nhất của quân đội dành tặng cho lính cứu hoả, lính thuỷ đánh bộ và không quân cho hành động dung cảm của họ.

6. Màu cam

Bạn đã bao giờ nghe nói rằng, thêm màu cam trong tủ quần áo sẽ làm mọi thứ thêm sống động? Đó là quan niệm trong văn hoá phương Tây, màu cam biểu tương cho sự vui vẻ, tính hiếu kì, tìm tòi cái mới và tính sáng tạo. 
Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước trên thế giới

Một số quốc gia cũng liên tưởng màu vàng với sự giàu có. Tại Hà Lan, đây là màu của quốc gia và đại diện cho gia đình Hoàng gia Hà Lan. Nhưng ở nhiều nước Trung Đông như Ai Cập, màu cam liên tưởng đến sự tang tóc. 

Trong văn hoá của người Nhật Bản và Trung Quốc, màu da cam biểu tượng cho sự can đảm, hạnh phúc, tình yêu và sức khoẻ tốt. Trong văn hoá của Ấn Độ, màu da cam biểu tượng cho lửa. Loại gia vị có màu da cam như nghệ tây được xem như biểu tượng của sự may mắn và có ý nghĩa thiêng liêng. 

7. Màu hồng
Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước trên thế giới

Trong văn hoá của phương Tây màu hồng đại diện cho tình yêu, sự lãng mạn, sự dịu dàng và đại diện cho ngày sinh của các bé gái. Trong khi ở nhiều nước phương Đông có nhiều ý nghĩa khác nhau. Như ở Nhật Bản, màu hồng liên quan nhiều đến nam giới hơn nữ giới, mặc dù cả hai giới đều mặc quần áo màu này. Ở Hàn Quốc, màu hồng tượng trưng cho sự trung thực và ở Mỹ La tinh, nó biểu tượng cho các công trình kiến trúc. Đối với người Trung Quốc, coi màu hồng là màu ngoại lai vì từ nhiều năm trước đây là màu không xác định trong văn hoá người Trung Quốc. 

Sưu tầm

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

25 sự thật bất ngờ về các nước trên thế giới

Toàn thế giới hiện nay ước tính có khoảng 236 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau đây là 25 sự thật về "những cái nhất" của các quốc gia trên thế giới.
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_00
Bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu sự thật bất ngờ về những quốc gia và vùng lãnh thổ được nêu trong danh sách dưới đây chưa?
25. Quốc gia trải dài nhiều múi giờ nhất: Pháp
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_01
Ảnh: Internet
Nếu tính luôn cả những vùng lãnh thổ thuộc Pháp trên biển, Pháp là quốc gia trải dài qua 12 múi giờ khác nhau. Vị trí thứ hai và ba thuộc về Mỹ với 11 múi giờ và Nga với 9 múi.
24. Quốc gia sẽ bị chìm ngay bởi một cơn sóng: Maldives
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_02
Ảnh: Internet
Hiện tượng trái đất nóng dần lên kéo theo việc băng ở hai cực tan chảy và làm tăng mực nước biển. Với 80% số đảo của Maldives cao không quá 1m so với mực nước biển, đây là quốc gia thấp nhất thế giới.
23. Quốc gia có dân số thừa cân nhiều nhất thế giới: Nauru
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_03
Ảnh: Internet
95% dân số của đảo quốc Nauru bị thừa cân, khiến nước này (có thể nói) là quốc gia có dân số… mập phì nhiều nhất thế giới. Nguyên nhân dẫn đến sự thừa cân của người dân ở đây là do việc thiêu thụ quá nhiều fast food được du nhập từ phương Tây vào thế kỷ XX, khi mức sống của người dân Nauru gia tăng nhờ xuất khẩu phosphate.
22. Đường sá làm từ… san hô: Đảo Guam
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_04
Ảnh: Internet
Đảo Guam không có cát tự nhiên, nhưng bù lại họ có rất nhiều san hô. Vậy là người dân ở đây quyết định nghiền san hô chết trộn với dầu công nghiệp để làm nhựa đường thay vì phải… tốn tiền để nhập khẩu cát từ nơi khác.
21. Một người sở hữu 350 con cừu: Falkland Islands (Anh)
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_05
Ảnh: Internet
Dân số trên đảo chỉ có khoảng 3.000 người, nhưng “cừu số” của đảo là nửa triệu! Xuất khẩu len cũng là ngành thương mại chủ chốt ở đây.
20. Quốc gia có chủ quyền lâu đời nhất: Ai Cập
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_06
Ảnh: Internet
Khái niệm chủ quyền ở đây tuy có hơi mập mờ về định nghĩa, nhưng nếu lấy khái niệm đơn giản nhất là “thành lập được chính quyền” thì người Ai Cập cổ đại đã thành lập chính quyền từ năm 3100 trước Công nguyên.
19. Quốc gia có nhiều hồ nhất thế giới: Canada
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_07
Ảnh: Internet
Quốc gia này có 3 triệu hồ nước, chiếm 9% diện tích Canada. Con số 3 triệu hồ nước ngọt tương đương 60% lượng hồ nước ngọt trên toàn thế giới.
18. Khó gặp hàng xóm nhất: Mông Cổ
IM000602.JPG
Ảnh: Internet
Với lượng phân bổ dân số chỉ có… 4 người/dặm vuông (tương đương 2,6km²), Mông Cổ là quốc gia bạn khó gặp hàng xóm nhất. Trái ngược với Mông Cổ, khu vực quận Mong Kok (Hồng Kông) có mật độ phân bố dân số dày đặc nhất với 340.000 người/dặm vuông.
17. Quốc gia sở hữu nhiều xe tăng nhất: Nga
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_09
Ảnh: Internet
Quân đội Nga hiện sở hữu 21.000 chiếc xe tăng, song đa phần chúng là những chiếc xe cũ. Tuy chỉ sở hữu 16.000 xe tăng nhưng Mỹ được xem là quốc gia trang bị xe tăng hiện đại nhất.
16. Quốc gia không có sông: Ả-rập Saudi
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_10
Ảnh: Internet
Quốc gia rộng lớn này không có lấy một dòng nước nhỏ chảy qua sa mạc nên người dân ở đây hoàn toàn không có khái niệm sông ngòi. Phần lớn nước sử dụng ở đây là nước khử muối hoặc từ các nguồn nước ngầm dưới lòng đất.
15. Quốc gia có dân số trẻ nhất: Niger
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_11
Ảnh: Internet
Dân số trẻ được định nghĩa là những người dưới 15 tuổi. tại Niger, tỉ lệ dân số trẻ là 49%.
14. Quốc gia đa dạng nhất: Ấn Độ
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_12
Ảnh: Internet
Ấn Độ là một quốc gia đa dạng về văn hóa, khí hậu, tôn giáo, ngôn ngữ, kinh tế, sắc tộc… bậc nhất thế giới.
13. Quốc gia đang trên đà biến mất nhanh nhất: Ukraina
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_13
Ảnh: Internet
Với tỉ lệ suy giảm dân số tự nhiên vào khoảng 0.8%/năm, từ đây đến năm 2050, Ukraina sẽ mất khoảng 30% dân số hiện có.
12. Đa phần dân số sinh sống ở nước ngoài: Malta
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế và bùng nổ dân số, người Malta chọn cách rời bỏ quê hương để định cư tại những nước khác. Ngày nay, tại đảo quốc Nam Âu này, bạn khó có thể tìm thấy người Malta gốc.
11. Quốc gia nhỏ hơn cả Central Park (New York, Mỹ): Công quốc Monaco
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Mặc dù Vatican có diện tích nhỏ hơn cả Công quốc Monaco nhưng quốc gia này vẫn được công nhận là quốc gia có cư dân sinh sống nhỏ nhất thế giới. Với diện tích chỉ hơn 2km², Công quốc Monaco thậm chí còn nhỏ hơn cả Công viên Trung tâm (Central Park) ở New York, Mỹ!
10. Gần như toàn bộ diện tích là rừng rậm: Suriname
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Với 91% diện tích được bao phủ bởi rừng rậm, đa phần dân số Suriname sinh sống dọc theo bờ biển ở gần thủ đô. Chỉ 5% dân số sống ở sâu trong đất liền.
9. Quốc gia hầu như không có rừng: Haiti
20140729_25SuThatVeCacQuocGiaTrenTheGioi_17
Ảnh: Internet
Trái ngược hẳn với Suriname, Haiti hầu như không còn rừng do nạn khai thác gỗ. Nếu nhìn ảnh vệ tinh, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được biên giới giữa Haiti và nước láng giềng Cộng hòa Dominica.
8. Quốc gia lớn nhất không có đất nông nghiệp: Singapore
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia nhỏ không có đất nông nghiệp như Vatican chẳng hạn, nhưng so với Singapore thì đây trở thành quốc gia đô thị lớn nhất thế giới.
7. Quốc gia nói nhiều ngôn ngữ nhất: Papua New Guinea
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại đây nhưng chỉ khoảng 1–2% dân số nói tiếng Anh. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tại Papua New Guinea, 820 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng rộng rãi tại đây, chiếm 12% lượng ngôn ngữ sử dụng trên thế giới.
6. Người dân được giáo dục tốt nhất: Canada
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Với 50% dân số học hết bậc Trung học Phổ thông, Canada được xếp hạng là quốc gia có chất lượng dân số được giáo dục tốt nhất. Theo sau là Israel (45%) và Nhật Bản (44%).
5. Quốc gia sa mạc: Libya
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
99% diện tích Libya là sa mạc. Thế giới đã ghi nhận tại một số vùng ở Libya chưa từng mưa trong suốt nhiều thập niên qua. Đây chắc chắn là quốc gia khô cằn nhất thế giới.
4. Quốc gia ít an toàn nhất: Somalia
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Từ năm 2009–2012, Iraq được xem là quốc gia ít an toàn nhất thế giới. Song, theo thống kê từ tổ chức Hòa bình Thế giới, hiện nay Somalia đã “soán ngôi” Iraq để trở thành quốc gia ít an toàn nhất thế giới!
3. Cung cấp phần lớn ô-xy cho thế giới: Nga
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Siberia sở hữu 25% lượng rừng trên toàn thế giới. Con số này thậm chí còn rộng hơn cả nước Mỹ. Vì thế, Nga trở thành quốc gia cung cấp phần lớn lượng ô-xy cho chúng ta.
2. Nơi chế biến thuốc phiện nhiều nhất: Afghanistan
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Afghanistan là “nguồn cung cấp” 95% lượng thuốc phiện trên toàn thế giới.
1. Quốc gia có nhiều người… ở tù nhất: Mỹ
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Hiện nay có khoảng 2,2 triệu người Mỹ đang sống sau những song sắt nhà tù. Con số này chiếm tỉ lệ 5% dân số Mỹ và 25% tổng số lượng tù nhân trên toàn thế giới. Trung Quốc và Nga “chiếm” 2 vị trí tiếp theo với số tù nhân ở mỗi nước lần lượt là 1,5 triệu và 870.000 người.
Theo List 25